Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2018

Cần tích cực phòng chống bệnh tay chân miệng để tránh lây lan

Bệnh tay chân miệng đang có xu hướng tăng mạnh ở nước ta, bệnh lây qua đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ, có khả năng gây ra dịch lớn và gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.

Nguyên nhân gây bệnh: DO virus Enterovirus (nhóm virus đường ruột) gây ra, thường gặp nhất là chủng Coxsackie A16. Trong những năm gần đây xuất hiện dịch chân tay miệng do Enterovirus typ 71 (EV71) có độc tính cao gây nên, Enterovirus typ 71 gây nên các biến chứng nặng và có thể tử vong. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng trội lên vào tháng 3 - 5, 9 - 12

Đường lây bệnh tay chân miệng: Bệnh lây qua đường tiêu hóa, qua dụng cụ đồ chơi, dụng cụ ăn uống bị nhiễm virus gây bệnh tay chân miệng. Virus gây bệnh đào thải qua phân, từ phân virus ra ngoài môi trường bên ngoài và lây lan theo con đường thức ăn, nước uống và đồ chơi...

Trẻ em vẫn có thể bị mắc bệnh tay chân miệng sau khi vừa điều trị bệnh xong với các chủng virus khác với chủng virus lần trước

Nhận biết bệnh tay chân miệng: Biểu hiện là sốt nhẹ 38 - 38,5oC, có trường hợp sốt cao hơn kèm đau họng, sổ mũi, tương tự như viêm đường hô hấp trên...Biểu hiện này chỉ diễn ra trong 2 - 3 ngày rồi chuyển qua giai đoạn toàn phát, xuất hiện các mụn nước ở niêm mạc miệng ở mặt trong má, lợi, lưỡi. các mụn nước nhanh chóng vỡ ra tạo thành vết loét gây đau khi ăn, uống và nuốt nước bọt. Các mụn nước có thể xuất hiện ở lòng bàn tay, chân, đầu gối, mông trẻ em.
Cần lưu ý là bệnh tay chân miệng có loại biểu hiện không điển hình như bong nước rất ít, xen kẽ với nốt hồng ban, bệnh rất dễ nhầm sang bệnh thủy đậu, viêm da có mủ, nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu, sốt xuất huyết, sốt phát ban, dị ứng da hay loét miệng do virus Herpes.

Biến chứng do bệnh tay chân miệng: Viêm màng não - não (gây liệt ), viêm cơ tim cấp, viêm phổi, phù phổi và có thể gây tử vong.

Nguyên tắc điều trị: Cần đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế, các bệnh viện, tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm, không tự ý mua thuốc để điều trị tại nhà.

Nguyên tắc phòng bệnh chân tay miệng: Mặc dù có khả năng gây ra thành dịch và các biến chứng nguy hiểm nhưng chưa có thuốc điều trị và vắc xin phòng bệnh hữu hiệu. Vì vây, các biện pháp chung vẫn là hết sức cẩn thận. Khi xác định được trẻ bị bệnh cần cách ly trẻ cho đến khi khỏi bệnh, hàng ngày rửa tay cho trẻ bằng xà phòng, nhất là khi cho trẻ đi vệ sinh. Cần rửa sạch các dụng cụ và đồ chơi, khử trùng bằng cloramine B 5%.

Chăm sóc trẻ mắc bệnh chân tay miệng: Thức ăn cho trẻ bị tay chân miệng nên phải là thức ăn thật mềm và nhuyễn, đủ chất và không nóng...


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hiệu thuốc Đông y Châu Thái Bảo

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là 1 rối loạn kinh niên trong đó ruột non và ruột già không hoạt động bình thường. Tên gọi khá...

Hiệu thuốc Đông y Châu Thái Bảo