Thực phẩm và chế độ ăn uống góp phần rất lớn trong việc cải thiện tình trạng đường máu dao động bất thường, đồng thời giúp giảm sự đề kháng, tức là tăng tính nhạy cảm với insulin.
Với các bệnh đái tháo đường, kiểm soát Insulin và lượng đường trong máu có nhiều lợi ích sau:
- Cải thiện tâm trạng, tăng mức năng lượng, giảm mệt mỏi hay ngất xỉu bất ngờ
- Giảm nguy cơ biến chứng như tổn thương thần kinh, mạch máu...
Về dinh dưỡng, một chế độ ăn uống lành mạnh luôn bao gồm các dinh dưỡng cần thiết với tỷ lệ hợp lý (bột, chất béo, đạm, rau). Những người mắc bệnh tiểu đường không nhất thiết phải kiêng ăn tuyệt đối các loại thực phẩm họ thích, nếu biết dùng chừng mực và có phối hợp với các loại thực phẩm có thể giúp duy trì mức đường trong máu.
Dưới đây là 1 số loại thực phẩm tốt nhất để ổn định đường trong máu và tăng tính nhạy cảm với Insulin.
- Thực phẩm chứa tinh bột (carbohydrat): Ngũ cốc nguyên hạt là lựa chọn lành mạnh do có chỉ số đường huyết thấp nên giúp lượng đường trong máu ổn định hơn so với các loại khác. Các sản phẩm làm từ ngũ cốc nguyên hạt như cơm gạo lức, bánh mỳ lức, bắp (rang, luộc...) yến mạch (cốm hoặc hạt) các loại đậu hạt. Ngoài ra, ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt còn bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ.
- Thực phẩm chữa chất béo: Chon chất béo lành mạnh, có thể là chất béo không bão hòa đơn hoặc đa. Chất béo bão hòa (có trong bơ và mỡ động vật) và chất béo chuyển hóa (trong thực vật hoặc các loại dầu chế biến đã được hydrogen hóa 1 phần) là những chất béo không lành mạnh. Nhiều thực phẩm giàu chất béo không bão hòa như bơ, dầu oliu, dầu mè, dầu gạo, dầu đậu nành...các loại hạt và quả hạch như hạt óc chó, hạt điều, động phộng, hướng dương, cacao...
- Thực phẩm giàu protein: Khẩu phần ăn nhiều protein giúp no lâu hơn mà không làm tăng lượng đường trong máu. Hạn chế ăn các loại thịt đỏ, thay vào đó nên sử dụng các loại đậu, nấm, hải sản, trứng, thịt gia cầm...
- Rau quả: Đây là nguồn cung cấp chất xơ hòa tan và không hòa tan giúp ổn định đường huyết, tăng độ nhạy cảm với Insulin, đồng thời cũng là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và các hợp chất thiên nhiên sinh học có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
- Trái cây: Nên chọn các loại cây ít ngọt, nhiều chất xơ như quả bơ, lê, táo, mận, cam, bưởi
- Các thực phẩm nên tránh: Mứt và các loại siro, mật ong, nước ngọt có gas, nước tăng lực, khoai tây chiên, sữa và các sản phẩm từ sữa nguyên kem có đường, các thức ăn nhanh, bánh kẹo, có nhiều muối, đường, chát béo trans...
Tóm lại: Để giữ sức khỏe, người mắc bệnh đái tháo đường cần phải chú ý kiểm soát lượng đường trong máu và độ nhạy cảm với insulin của họ tốt hơn. Ngoài việc tăng cường vận động thể lực, cần tuân thủ 1 chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng, tránh thực phẩm giàu đường, chất đạm động vật và chất béo không lành mạnh...Điều đó sẽ góp phần ngăn ngừa, làm giảm nguy cơ của bệnh đái tháo đường.
Thông tin được lấy từ Tạp chí Thuốc & Sức khỏe
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét