Thứ Hai, 17 tháng 12, 2018

Các biện pháp giúp cải thiện đường thở trong các bệnh về Hô hấp.

Mùa lạnh, một số chứng bệnh ở đường hô hấp nhu cảm lạnh, viêm phổi, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD... thường tăng nặng, gây ra tình trạng tắc nghẽn đường dẫn khí, do chất nhầy phát sinh và ứ đọng trong đường thở, gây tình trạng khó thở, dẫn đến thiếu oxy cho nhu cầu cơ thể...

Chất nhầy bao gồm các protein chuỗi dài tan trong nước tạo thành thể keo dính. Ở người khỏe mạnh 98% trọng lượng của chất nhầy là nước, nó phủ trên lớp lông nhung lót ở mặt trong đường dẫn khí, có tác dụng để bẫy các hạt bụi nhỏ, bao gồm cả vi khuẩn, virus gây bệnh... ngăn không cho chúng đi vào phổi. Các hạt bụi nhỏ này cùng đàm dãi đọng lại sẽ kích thích đường thở gây ra phản xạ ho để đẩy chúng ra ngoài.

Nhu vậy, ho là 1 phản xạ có lợi cho cơ thể, nhưng trong các bệnh phổi mạn tính, ho lâu ngày, hoặc sốt cao làm cho lượng nước giảm, chất nhầy đặc lại và dính hơn. Trong khi đó, các phản ứng viêm khiến khí quản bị phù nề, co thắt lại, gây tắc nghẽn đường thở, làm cho người bệnh lâm vào tình trạng thiếu oxy, có thể đe dọa đến tính mạng. Mặt khác, các loại vi khuẩn, virut gây bệnh không bị trục xuất sẽ phát triển và làm cho bệnh ngày càng nặng thêm.

Các biện pháp làm long đàm, cải thiện hô hấp: Để cải thiện tình trạng này, người bệnh cần uống đủ nước ấm, ăn cháo loãng...Đặc biệt, những bệnh nhân cần thở oxy dài hạn ở nhà cần chú ý đến việc uống nhiều nước hơn vì khí oxy dễ làm khô các dịch tiết trong phế quản.

Đối với bệnh phổi mạn tính ngoài việc ứ đọng chất nhầy, các phế nang còn bị hư hỏng, mất tính co giãn, gây ứ đọng khí trong lồng ngực. Vì vậy, bệnh nhân có thể áp dụng các kỹ thuật thông khí cơ bản theo tài liệu hướng dẫn cuat Hội Hô hấp Tp Hồ Chí Minh như thở chúm môi và thở cơ hoành.

  • Thở chúm môi: Giúp cho đường thở không bị xẹp lại khi thở ra nên khí thoát ra ngoài dễ dàng, giúp cho bệnh nhân hít thở được không khí trong lành. Tư thế ngồi thoải mái, thả lỏng cổ và vai, hít vào châm qua mũi. Môi chúm lại như đang huýt sáo, thở ra bằng miệng chậm sao cho thời gian thở ra gấp 2 so thời gian hít vào.
  • Thở cơ hoành (thở bụng): Tập thở cơ hoành sẽ giúp tăng cường hiệu quả của động tác hô hấp và tiết kiệm năng lượng. Ngồi ở tư thế thoải mái, thả lỏng cổ và vai, đặt 1 tay lên bụng và 1 bàn tay trên ngực. Hít vào chậm qua mũi sao cho bàn tay trên bụng phồng lên mà lồng ngực không di chuyển. Sau đó hóp bụng lại và thở chậm qua miệng với thời gian thở ra gấp 2 thời gian hít vào và bàn tay trên bụng lõm xuống. Nên tập luyện nhiều để trở thành thói quen.
  • Ngoài ra, các bệnh nhân mắc bệnh phổi mạn tính cần chú ý đến các động tác tập thể dục vừa sức kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý để nâng cao sức khỏe
                                                                                                                 Theo DS. Huỳnh Văn Nhiệm



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hiệu thuốc Đông y Châu Thái Bảo

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là 1 rối loạn kinh niên trong đó ruột non và ruột già không hoạt động bình thường. Tên gọi khá...

Hiệu thuốc Đông y Châu Thái Bảo