Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2018

TIỂU ĐÊM: Sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Tiểu đêm gặp ở mọi lứa tuổi nhưng khi có ở người có tuổi sẽ gây ra nhiều phiền muộn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Nguyên nhân gây tiểu đêm ở người cao tuổi: Có nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do suy giảm chức năng sinh lý, suy giảm hệ thần kinh trong đó có sự suy giảm thần kinh điều khiển sự co bóp bàng quang... Bình thường ở người trưởng thành bàng quang chứa từ 300 - 400ml nước tiểu, nước tiểu do thận bài tiết theo 2 niệu quản chảy xuống bàng quang, khi bàng quang đầy sẽ kích thích hệ thần kinh trung ương gây nên phản xạ mắc tiểu.. 

Thông thường người cao tuổi ít ngủ hơn, đi ngủ sớm & dậy cũng sớm, ít ngủ lại dễ gây buồn tiểu và ngược lại đi tiểu đêm nhiều lại càng dễ gây mất ngủ. Ở nam giới nếu bị thêm bệnh về tiền liệt tuyến, hiện tượng tiểu đêm sẽ gặp nhiều hơn. 

Hiện tượng tiểu són, tiểu không hết càng làm cho bàng quang chóng đầy nước tiểu, chức năng lọc của thận hoạt động liên tục, dẫn đến nước tiểu cũng được hình thành liên tục, bàng quang chóng đầy sẽ gây kích thích đi tiểu dẫn đến mất ngủ.

Tiểu đêm có khi là do chế độ ăn uống không hợp lý cho người cao tuổi, như bữa cơm tối nếu ăn nhiều rau có tính chất lợi tiểu hoặc uống nhiều nước, uống bia, uống cafe, hút thuốc... cũng gây nên chứng tiểu đêm. Việc sử dụng các thực phẩm, chất ngọt có chứa đường nhân tạo và chất citrus có ở trong trái cây sẽ có tác dụng kích thích bàng quang gây tiểu đêm

Tiểu đêm còn có nguyên nhân từ người mắc bệnh rối loạn giấc ngủ, mắc các bệnh mạn tính như hen suyễn, dạ dày, viêm đại tràng, đau nhức xương khớp, chuột rút...Bệnh càng nặng càng làm cho bệnh mất ngủ nặng hơn nhất là khi trời lạnh, thời tiết thay đổi.

Tiểu đêm, tiểu nhiều còn do dùng thuốc lợi tiểu trong điều trị bệnh cao huyết áp, bệnh phù thũng do suy tim, suy thận và xơ gan.

Phòng chứng bệnh tiểu đêm cho người cao tuổi: Cần hạn chế ăn canh, uống nước trong bữa cơm tối, hạn chế uống rượu bia và các chất kích thích. Để hạn chế uống nước thì không nên ăn mặn, hạn chế ăn trái cây vào buổi tối, trước khi đi ngủ nên đi tiểu trước. 

Đối với các bệnh nhân bị viêm nhiễm đường tiết niệu cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt.

Đối với bệnh nhân bị đái tháo đường, u xơ tiền liệt tuyến, sỏi thận, tăng huyết áp cũng cần điều trị tích cực để ổn định bệnh tránh tiểu đêm nhiều

Nên tập thể dục nhẹ nhàng tạo thành thói quen trước khi đi ngủ

Khi đi ngủ nên kiểm tra nhiệt độ trong phòng sao cho phù hợp nhất cho chế độ ngủ dài sâu...

Theo tạp chí Thuốc & Sức khỏe của PGS. TS BÙI KHẮC HẬU


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hiệu thuốc Đông y Châu Thái Bảo

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là 1 rối loạn kinh niên trong đó ruột non và ruột già không hoạt động bình thường. Tên gọi khá...

Hiệu thuốc Đông y Châu Thái Bảo