Tùy theo cơ địa mỗi người mà tiêu thụ lượng chất xơ cho đủ. Theo Tổ chức lương thực quốc tế FAO thì 1 người cần từ 25 - 30g chất xơ mỗi ngày. Trong đó, nam giới cần nhiều hơn từ 30 - 40g chất xơ, phụ nữ cần 25 - 30g chất xơ, phụ nữ mang thai cần 25 - 30g chất xơ. Sau tuổi 50 tỉ lệ giảm đi như sau: nam giới cần 30g chất xơ mỗi ngày, 20g dành cho nữ. Trẻ em từ 4 - 8 tuổi cần 15 - 20g chất xơ, trẻ bé hơn thì cần 10 - 15g mỗi ngày.
Thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao: Các loại rau xanh, giá đậu, các loại hạt, gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt, khoai lang, bí đỏ, cà rốt, chuối, cam, quýt, bưởi, lê, táo, bơ, mận...
Một quả chuối hoặc cam có chứa trung bình 3,1g chất xơ, 1 củ khoai lang có chứa 4g chất xơ...
Những điều cần lưu ý: Việc tiêu thụ quá nhiều chất xơ cũng gây ra những bất lợi cho cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe như: đầy bụng, sình bụng, đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón, thậm chí có nguy cơ bị tắc ruột nếu quá nhiều chất xơ được tiêu thụ mà không đủ chất lỏng.
Đặc biệt ở những người bị viêm loét dạ dày, viêm ruột, liệt ruột hoặc mới phẫu thuật đường tiêu hóa thì nên hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa nhiều chất xơ, nhất là chất xơ không hòa tan.
Ăn nhiều chất xơ cũng làm giảm hấp thu các chất dinh dưỡng như canxi, magie, kẽm, sắt...
Khi dùng thực phẩm nhiều chất xơ thì nên nhai chậm, nhai kỹ và uống đủ nước, đồng thời phải tăng số lượng từ từ để cho ruột kịp thích nghi.
Theo Dược sĩ Huỳnh Trà Kiệu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét