Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2018

CẦN KIỂM SOÁT TỐT HUYẾT ÁP.


Huyết áp cao gây ra nguy cơ cho các cơ quan trọng yếu đặc biệt nguy hại cho các mạch máu của cơ quan này.

Cao huyết áp làm tổn thương thành các động mạch và mao mạch cách làm chống lão hóa sớm.


Các cơ quan bị tác hại nhất phải kể là não bộ tim thận và mắt Hậu quả có thể biểu hiện dần dần hay trái lại rất đột ngột như tai biến mạch máu não.

Vì vậy, khi bị cao huyết áp người bệnh cần biết tự chăm sóc và tuân thủ thủ điều trị nhằm: 
Bảo vệ não bộ 
Biến chứng nặng nhất của cao huyết áp ở não bộ là tai biến mạch máu não.

Tai biến mạch máu não có thể xuất hiện do hai nguyên nhân khác nhau: 

Huyết khối làm tắc nghẽn một động mạch nhỏ nuôi dưỡng não bộ.

Xuất huyết ở não bộ do một mạch máu bị tổn thương (bị vỡ). 
Tai biến mạch máu não xảy ra một cách đột ngột với hậu quả nặng nề. Cao huyết áp nếu không được điều trị sẽ tăng nguy cơ tai biến mạch máu não từ 10 - 12 lần. 

Nhiều nghiên cứu chứng minh có thể giảm nguy cơ tai biến mạch máu não bằng thuốc thích hợp: 
Tránh làm mệt tim: Suy tim là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân cao huyết áp. 
Huyết áp cao làm tim phải vất vả hơn để đẩy máu đến các bộ phận cơ thể. Tim phải luôn luôn cố gắng bơm máu và sau một thời gian gắng sức tim sẽ bị suy. 
Triệu chứng ban đầu của suy tim thường là phù ở chân và mệt mỏi. Cần sớm phát hiện suy tim để giải quyết và dùng các thuốc chống cao huyết áp thích hợp. 

Ngăn ngừa tai biến tim: Với thời gian, huyết áp cao rất hại cho các động mạch vành, các động mạch cung cấp máu nuôi dưỡng cơ tim. Huyết áp quá cao gia tăng nguy cơ đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim. 

Những người trên 60 tuổi bị cao huyết áp, nếu sử dụng thuốc có thể giảm nguy cơ tử vong tai biến động mạch vành đến 25% 

Ngăn ngừa các vấn đề ở thận: Các mạch máu ở thận rất dễ bị tổn thương bởi huyết áp cao quá mức, khi đó hai quả thận không còn khả năng hoạt động tốt, có thể đánh giá hoạt động của thận bằng cách định lượng creatinin trong máu hay tìm protein bất thường trong nước tiểu. Các xét nghiệm này cần được thực hiện thường xuyên ở bệnh nhân cao huyết áp. Creatinin cao là dấu hiệu suy thận. 
Ngăn ngừa các tổn thương ở mắt: Khi huyết áp cao, các mao mạch ở võng mạc có thể bị tổn hại nếu bệnh nhân cao huyết áp còn bị đái tháo đường nên đến bác sĩ nhãn khoa để khám bệnh. 

Những người bị cao huyết áp cần lưu ý
 - Chế độ ăn uống thích hợp
 - Nếu thừa cân béo phì cần giảm cân
 - Cần hoạt động cơ thể vừa sức thường xuyên
 - Khi dùng thuốc phải theo toa theo hướng dẫn của bác sĩ và không tự ý ngừng sử dụng thuốc



                                  Nguồn từ Tạp chí Thuốc & Sức khỏe

Thứ Hai, 17 tháng 12, 2018

Các biện pháp giúp cải thiện đường thở trong các bệnh về Hô hấp.

Mùa lạnh, một số chứng bệnh ở đường hô hấp nhu cảm lạnh, viêm phổi, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD... thường tăng nặng, gây ra tình trạng tắc nghẽn đường dẫn khí, do chất nhầy phát sinh và ứ đọng trong đường thở, gây tình trạng khó thở, dẫn đến thiếu oxy cho nhu cầu cơ thể...

Chất nhầy bao gồm các protein chuỗi dài tan trong nước tạo thành thể keo dính. Ở người khỏe mạnh 98% trọng lượng của chất nhầy là nước, nó phủ trên lớp lông nhung lót ở mặt trong đường dẫn khí, có tác dụng để bẫy các hạt bụi nhỏ, bao gồm cả vi khuẩn, virus gây bệnh... ngăn không cho chúng đi vào phổi. Các hạt bụi nhỏ này cùng đàm dãi đọng lại sẽ kích thích đường thở gây ra phản xạ ho để đẩy chúng ra ngoài.

Nhu vậy, ho là 1 phản xạ có lợi cho cơ thể, nhưng trong các bệnh phổi mạn tính, ho lâu ngày, hoặc sốt cao làm cho lượng nước giảm, chất nhầy đặc lại và dính hơn. Trong khi đó, các phản ứng viêm khiến khí quản bị phù nề, co thắt lại, gây tắc nghẽn đường thở, làm cho người bệnh lâm vào tình trạng thiếu oxy, có thể đe dọa đến tính mạng. Mặt khác, các loại vi khuẩn, virut gây bệnh không bị trục xuất sẽ phát triển và làm cho bệnh ngày càng nặng thêm.

Các biện pháp làm long đàm, cải thiện hô hấp: Để cải thiện tình trạng này, người bệnh cần uống đủ nước ấm, ăn cháo loãng...Đặc biệt, những bệnh nhân cần thở oxy dài hạn ở nhà cần chú ý đến việc uống nhiều nước hơn vì khí oxy dễ làm khô các dịch tiết trong phế quản.

Đối với bệnh phổi mạn tính ngoài việc ứ đọng chất nhầy, các phế nang còn bị hư hỏng, mất tính co giãn, gây ứ đọng khí trong lồng ngực. Vì vậy, bệnh nhân có thể áp dụng các kỹ thuật thông khí cơ bản theo tài liệu hướng dẫn cuat Hội Hô hấp Tp Hồ Chí Minh như thở chúm môi và thở cơ hoành.

  • Thở chúm môi: Giúp cho đường thở không bị xẹp lại khi thở ra nên khí thoát ra ngoài dễ dàng, giúp cho bệnh nhân hít thở được không khí trong lành. Tư thế ngồi thoải mái, thả lỏng cổ và vai, hít vào châm qua mũi. Môi chúm lại như đang huýt sáo, thở ra bằng miệng chậm sao cho thời gian thở ra gấp 2 so thời gian hít vào.
  • Thở cơ hoành (thở bụng): Tập thở cơ hoành sẽ giúp tăng cường hiệu quả của động tác hô hấp và tiết kiệm năng lượng. Ngồi ở tư thế thoải mái, thả lỏng cổ và vai, đặt 1 tay lên bụng và 1 bàn tay trên ngực. Hít vào chậm qua mũi sao cho bàn tay trên bụng phồng lên mà lồng ngực không di chuyển. Sau đó hóp bụng lại và thở chậm qua miệng với thời gian thở ra gấp 2 thời gian hít vào và bàn tay trên bụng lõm xuống. Nên tập luyện nhiều để trở thành thói quen.
  • Ngoài ra, các bệnh nhân mắc bệnh phổi mạn tính cần chú ý đến các động tác tập thể dục vừa sức kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý để nâng cao sức khỏe
                                                                                                                 Theo DS. Huỳnh Văn Nhiệm



Thứ Hai, 10 tháng 12, 2018

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ UNG THƯ MẮT

Khi tế bào bình thường trong mắt bị biến đổi hay bị đột biến gen và phát triển cực nhanh 1 cách vô trật tự thì chúng có thể tạo ra 1 khối u. Nếu khởi phát ở trong mắt gọi ung thư nội nhãn hay ung thư mắt nguyên phát, nếu ung thư lan từ nơi khác đến mắt thì gọi là ung thư mắt thứ phát.

Triệu chứng: Dấu hiệu thường gặp nhất là thay đổi về thị giác ( không thấy rõ, sáng chói hay lốm đốm, thay đổi hình dạng kích thước ban đầu). Cần lưu ý ung thư mắt không bao giờ có triệu chứng sớm.
U hắc tố củng mạc (Uveal Melanoma): Đây là dạng thường gặp nhất của ung thư mắt nguyên phát. Ung thư xảy ra khi tế bào tăng sinh, tạo ra 1 khối u trong nhãn cầu. Nhãn cầu bao gồm 3 phần: phần có màu của mắt được gọi là đồng tử (hay con ngươi), nếp mi (nó giúp tạo ra nước mắt và tập trung thị lực). Màng mạch là nơi đầu tiên mà tế bào bị biến đổi và trở thành ung thư.

Ung thư võng mạc: Đây là dạng ung thư mắt phổ biến ở trẻ em ( dưới 5 tuổi). Bệnh khởi phát ngay khi bé còn ở trong tử cung, ung thư nằm ở phần rất sâu của mắt (gọi là võng mạc). Khi bé lớn lên, tế bào gọi là phôi bào võng mạc sẽ tăng sinh vượt ra ngoài kiểm soát và tạo khối u. Dấu hiệu nhận thấy đồng tử ở mắt này khác đồng tử ở mắt kia và như mắt mèo.

Ung thư bạch huyết nội nhãn (Intraocular lymphoma): Hệ bạch huyết được tạo ra từ các hạch bạch huyết và giúp cơ thể thải trừ các chất bã và mầm bệnh. Hệ bạch huyết là 1 thành phần của hệ miễn dịch, có mặt ở khắp cơ thể, kể cả đôi mắt. Loại ung thư này rất hiếm gặp và thường khởi đầu từ các hạch bạch huyết. Ung thư này rất khó chẩn đoán bởi vì hệ bạch huyết ở mỗi người là khác nhau.

Ung thư tuyến lệ: Đây là dạng ung thư rất hiếm gặp, bệnh khởi phát khi hình thành 1 khối u trong tuyến lệ được gọi là ung thư tuyến lệ (bệnh chỉ hay xảy ra khi trên 30 tuổi)

U hắc tố kết mạc: Màng nằm ngoài nhãn cầu và trong mí mắt được gọi là kết mạc. Loại này cũng ít gặp, xảy ra khi 1 khối u phát triển trong màng này, trông giống như những điểm đen trong mắt. Nếu không phát hiện kịp thời, nó có thể lan ra các nơi khác thông qua hệ bạch huyết.

Ung thư mí mắt: Đây là dạng ung thư da nhưng nằm trên hay trong mí mắt. Dạng thường gặp là ung thư tế bào nền (basal cell carcinoma) thường xuất hiện ở mí dưới và do tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời. 

Ung thư mắt thứ phát: Đa số trường hợp, ung thư mắt không khởi phát từ mắt mà nó di căn từ 1 nơi khác trong cơ thể, thông thường nó lan đến mắt từ ung thư vú (phụ nữ) và từ phổi (nam giới). Ngoài ra nó cũng đến từ ung thư da, đại tràng, thận, tuyến giáp...

BS. NGUYỄN VĂN THÔNG



Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2018

TIỂU ĐÊM: Sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Tiểu đêm gặp ở mọi lứa tuổi nhưng khi có ở người có tuổi sẽ gây ra nhiều phiền muộn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Nguyên nhân gây tiểu đêm ở người cao tuổi: Có nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do suy giảm chức năng sinh lý, suy giảm hệ thần kinh trong đó có sự suy giảm thần kinh điều khiển sự co bóp bàng quang... Bình thường ở người trưởng thành bàng quang chứa từ 300 - 400ml nước tiểu, nước tiểu do thận bài tiết theo 2 niệu quản chảy xuống bàng quang, khi bàng quang đầy sẽ kích thích hệ thần kinh trung ương gây nên phản xạ mắc tiểu.. 

Thông thường người cao tuổi ít ngủ hơn, đi ngủ sớm & dậy cũng sớm, ít ngủ lại dễ gây buồn tiểu và ngược lại đi tiểu đêm nhiều lại càng dễ gây mất ngủ. Ở nam giới nếu bị thêm bệnh về tiền liệt tuyến, hiện tượng tiểu đêm sẽ gặp nhiều hơn. 

Hiện tượng tiểu són, tiểu không hết càng làm cho bàng quang chóng đầy nước tiểu, chức năng lọc của thận hoạt động liên tục, dẫn đến nước tiểu cũng được hình thành liên tục, bàng quang chóng đầy sẽ gây kích thích đi tiểu dẫn đến mất ngủ.

Tiểu đêm có khi là do chế độ ăn uống không hợp lý cho người cao tuổi, như bữa cơm tối nếu ăn nhiều rau có tính chất lợi tiểu hoặc uống nhiều nước, uống bia, uống cafe, hút thuốc... cũng gây nên chứng tiểu đêm. Việc sử dụng các thực phẩm, chất ngọt có chứa đường nhân tạo và chất citrus có ở trong trái cây sẽ có tác dụng kích thích bàng quang gây tiểu đêm

Tiểu đêm còn có nguyên nhân từ người mắc bệnh rối loạn giấc ngủ, mắc các bệnh mạn tính như hen suyễn, dạ dày, viêm đại tràng, đau nhức xương khớp, chuột rút...Bệnh càng nặng càng làm cho bệnh mất ngủ nặng hơn nhất là khi trời lạnh, thời tiết thay đổi.

Tiểu đêm, tiểu nhiều còn do dùng thuốc lợi tiểu trong điều trị bệnh cao huyết áp, bệnh phù thũng do suy tim, suy thận và xơ gan.

Phòng chứng bệnh tiểu đêm cho người cao tuổi: Cần hạn chế ăn canh, uống nước trong bữa cơm tối, hạn chế uống rượu bia và các chất kích thích. Để hạn chế uống nước thì không nên ăn mặn, hạn chế ăn trái cây vào buổi tối, trước khi đi ngủ nên đi tiểu trước. 

Đối với các bệnh nhân bị viêm nhiễm đường tiết niệu cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt.

Đối với bệnh nhân bị đái tháo đường, u xơ tiền liệt tuyến, sỏi thận, tăng huyết áp cũng cần điều trị tích cực để ổn định bệnh tránh tiểu đêm nhiều

Nên tập thể dục nhẹ nhàng tạo thành thói quen trước khi đi ngủ

Khi đi ngủ nên kiểm tra nhiệt độ trong phòng sao cho phù hợp nhất cho chế độ ngủ dài sâu...

Theo tạp chí Thuốc & Sức khỏe của PGS. TS BÙI KHẮC HẬU


Thứ Hai, 3 tháng 12, 2018

Các chất tạo vị ngọt - Không phải là vô hại.

Từ 30 năm qua, các nhà công nghiệp đã cho ra đời hơn 30 chất tạo ngọt để thay thế đường kính mà không cung cấp năng lượng.
Đầu tiên là các chất tạo vị ngọt được sản xuất dành cho bệnh nhân tiểu đường là chính, sau được nhiều người dùng để hạn chế đường tinh luyện.

Theo Cục vệ sinh an toàn thực phẩm Pháp, các chất tạo vị ngọt như aspartam, neotam, acesulfam K, sucralose được tạo ra từ quá trình tổng hợp, không đem lại lợi ích gì cho sự ổn định trọng lượng cơ thể cũng như cho lượng đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường, chúng chỉ giúp người sử dụng không cần đường kính mà vẫn có chất thay thế, vẫn thỏa mãn tính thích ăn đường.

Vi vậy, theo GS L.Schlienger - Khoa dinh dưỡng Đại học Y Strasbourg, các chất dinh dưỡng nhân tạo này còn tệ hại hơn đường kính đối với sức khỏe con người, nên cẩn thận, sử dụng càng ít càng tốt.

Ngoài ra, còn các chất tạo vị ngọt như xylitol, maltitol có khả năng tạo vị ngọt tương đương saccaroz, đường kính. Nhóm này cũng có nhiều ưu điểm như xylitol, sorbitol, sucralose có thể ngăn ngừa sâu răng, ức chế sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng và có thể giúp khoáng hóa các tổn thương tạo ra do sâu răng...

Nhóm này khác với nhóm tạo vị ngọt cao độ, gồm 1 số chất như:
  • Stevia: có khả năng tạo độ ngọt cao hơn saccaroz từ 50 - 300 lần
  • Neotam có khả năng tạo vị ngọt cao hơn saccaroz từ 7000 - 13.000 lần
Chất tạo ngọt stevia chiết xuất từ cỏ ngọt không phải lúc nào cũng 100% từ thiên nhiên, các glucosid trích từ cỏ ngọt còn được tinh chế đến 95% và có thể phối hợp với nhiều chất phụ gia khác nên năng lượng cung cấp cũng khác nhau..


Các thức uống light liên kết với nguy cơ đái tháo đường và béo phì: Việc sử dụng stevia, aspartam, sucralose gia tưng nguy cơ thừa cân, béo phì

Các chất tạo vị ngọt thúc đẩy ăn nhiều hơn

Aspartam có thể sinh ung thư

Nếu bạn thèm vị ngọt, nên ưu tiên sử dụng trái cây.

Trích nguồn của TS. Phạm Phú Vinh - Tạp chí Thuốc & Sức khỏe, ngày 15 tháng 11 năm 2018



Hiệu thuốc Đông y Châu Thái Bảo

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là 1 rối loạn kinh niên trong đó ruột non và ruột già không hoạt động bình thường. Tên gọi khá...

Hiệu thuốc Đông y Châu Thái Bảo