Thứ Hai, 29 tháng 10, 2018

Phòng ngừa hội chứng bệnh văn phòng


Khái niệm hội chứng bệnh văn phòng:  Hội chứng bệnh văn phòng hay còn gọi là hội chứng nhà kín SBS. Hội chứng bệnh văn phòng là thuật ngữ dùng trong các nghiên cứu về môi trường, trong nhà kính, thông gió kém, dùng điều hòa nhiệt độ, máy in, photocopy… Gọi là hội chứng bệnh văn phòng. Đây là hội chứng bệnh được xếp vào nhóm bệnh không lây nhiễm, tuy vậy, đáng quan tâm và lưu ý là bệnh có tính kinh niên, kéo dài cả đời nếu không biết cách chăm sóc thích hợp có thể đưa đến những biến chứng nguy hiểm.



 Nguyên nhân của Hội chứng bệnh văn phòng: Do con người làm việc nhiều giờ trong văn phòng đóng kín, sử dụng máy lạnh, máy in, photocopy… thêm vào đó là không gian sống không ngừng bị ô nhiễm, thiếu dưỡng khí, thông gió kém, những phòng luôn luôn đóng kín, không cây xanh, không ánh nắng mặt trời, thiếu khi trời, thậm chí có cả chất độc hại thải ra từ các máy móc văn phòng là những nguyên nhân của hiện tượng thiếu oxy thường xuyên.



Nếu phòng làm việc thường xuyên dùng hoa tươi sẽ là điều bất lợi cho sức khỏe bởi vì hoa tươi không tạo ra oxy mà ngược lại chúng hấp thụ một lượng oxy vốn đã khan hiếm trong văn phòng. Một số bệnh như bội nhiễm đường hô hấp như viêm họng viêm mũi, viêm xoang, khàn tiếng, ho nhức đầu, mệt mỏi, nổi mẩn da, hoặc có thể bị đau mắt, khô mắt do sử dụng máy tính quá lâu trong một từ ngày và kéo dài nhiều tháng, nhiều năm từ đó làm giảm sức đề kháng của mắt, dẫn đến biến chứng như viêm bờ mi, cương tụ két mạc, gai máu…
Người làm việc trong văn phòng phải ngồi lâu một chỗ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe,hoặc mắc bệnh tim ở người làm việc tư thế ngồi cao gấp 2 lần tư thế đứng, bên cạnh đó là các triệu chứng đau mỏi vai gáy, tê vùng vai, tê dọc theo cánh tay, cẳng tay do cổ liên tục ở tư thế bất động, máu kém lưu thông, dần dần sẽ dẫn đến thoái hóa cột sống cổ.
Đó là lý do vì sao những người làm văn phòng dễ mắc các bệnh như hội chứng ống cổ tay, thoái hóa đốt sống cổ dẫn đến mắc chứng tiền đình, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu, hoặc đau mỏi thắt lưng do thoái hóa cột sống thắt lưng, lâu dần dẫn đến đau thần kinh tọa.



Việc sử dụng máy lạnh không hợp lý, tiếp xúc với vi tính quá nhiều, áp lực công việc căng thẳng cũng là nguyên nhân gây những bệnh nguy hiểm về thần kinh như đau nhức vai gáy, đau đầu, tim mạch, huyết áp, béo bụng, rối loạn chuyển hóa
Nguyên nhân gây vô sinh nam ở cán bộ văn phòng là do ngồi nhiều giờ liền với tư thế kẹp tinh hoàn làm cho nhiệt độ vùng tinh hoàn nóng lên ảnh hưởng đến khả năng sinh tinh và làm cho khả năng tồn tại của tinh trùng bị suy giảm.
Một số bệnh khác như là bệnh trĩ đang có xu hướng trẻ hóa dần ở dân văn phòng. bởi vì liên quan đến việc ngồi nhiều giờ và ít vận động. Càng ngồi lâu càng làm tăng áp lực đối với tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng, tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ và bệnh trĩ càng ngồi lâu sẽ làm cho bệnh càng nặng thêm.
Ngoài ra dân văn phòng thường nhịn không ăn sang, căng thẳng thần kinh dẫn đến mắc các bệnh về dạ dàyvà nếu kèm theo nghiện thuốc lá, nghiện cà phê càng làm cho bệnh dạ dày xuất hiện dễ dàng và tăng nặng thậm chí biến chứng như loét, chảy máu, thủng do ứ đọng dịch vị…
Để hạn chế hội chứng: hãy tập thói quen thả lỏng cơ thể ít phút trong thời gian dài làm việc mỗi ngày, ngồi đúng cách và dần dần điều chỉnh tư thế ngồi cho đúng, ngồi với tư thế lưng thẳng kết nối hai vai, không ngồi quá sâu vào lưng ghế. Tốt nhất là nên có một chiếc ghế mềm mại, thoải mái nhất để khi ngồi máu sẽ lưu thông tránh thiếu máu vùng mông, đùi, bẹn, bộ phận sinh dục, hậu môn
Sau một khoảng thời gian ngồi làm việc nên nhắm mắt một lúc, để cho mắt được nghỉ ngơi, dành vài phút giải lao để vươn vai, xoay người, cúi đầu, đứng lên hít thở nhẹ nhàng làm cho khí huyết lưu thông, nên làm động tác co, duỗi chân, cánh tay, cẳng tay, bàn tay, ngón tay và nên từ từ xoay cổ nhẹ nhàng vài phút. Nên tranh thủ đi lên xuống cầu thang bộ.
Hàng ngày làm việc không nên nhịn tiểu vì nhịn tiểu có thể đưa đến viêm đường tiết niệu nhất là bàng quang.
Cần bổ sung nhiều rau, chất xơ trong bữa ăn chính, ăn thêm trái cây và uống đủ lượng nước(1,5 - 2L nước). Hạn chế tối đa ăn thức ăn nhanh, nước ngọt có gas, không uống rượu bia và không hút thuốc lá.


Theo PGS. TS. BS. Bùi Khắc Hậu

Thứ Hai, 22 tháng 10, 2018

Chứng ợ nóng.

Thức ăn đi qua thực quản vào dạ dày phải qua một vòng được gọi là vòng hạ vị

Cơ vòng được mở và đóng bằng nhiều sự co cơ tự nhiên khác nhau. Vì một số lý do nào đó cơ vòng hạ vị có khi không đóng kín hoàn toàn kiến thức ăn và dịch dạ dày - mật bị đẩy ngược lên qua cơ vòng Hạ vị gây ra cảm giác đắng miệng và nóng rát khi không chỉ ở thực quản mà cả trong lồng ngực, đôi khi là một cơn đau lan rộng lên cổ và theo hướng các cánh tay đến nỗi có thể nhầm lẫn với một cơn đau tim.

Có thể kèm buồn nôn, ợ hơi hoặc ợ lên cả một phần thức ăn đang được tiêu hóa

Thức ăn đi ngược lên do đã được trộn lẫn với axit và các men tiêu hóa nên có vị chua và đắng gắt trong cổ họng. Trong trường hợp này, chuyên môn gọi là trào ngược dạ dày - thực quản. Hầu hết các trường hợp, chứng ợ nóng kéo dài là dấu hiệu đầu tiên của một bất thường về sức khỏe, có thể nghiêm trọng của năng tiềm ẩn.
Nguyên nhân gây ra chứng ợ nóng.

Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng ợ nóng, đôi khi chỉ một thay đổi trong chế độ ăn cũng có thể giúp bạn không còn ợ nóng.
Tác nhân gây ợ nóng có thể là chocolate, kẹo bạc hà, các thức ăn cay hoặc chứa nhiều chất béo.
Một nguyên nhân hoàn toàn tự nhiên gây ra ở nóng là thai nghén: 25% phụ nữ có thai bị ợ nóng hàng ngày và 50% bị ợ nóng ở một giai đoạn nào đó trong thai kỳ.
Đối với trẻ sơ sinh việc dùng sữa công nghiệp có thể gây ra ợ nóng, ói mửa, ho và chậm phát triển. Cách tốt nhất là cho trẻ bú sữa mẹ.
Cách xử lý
Hạn chế ăn quá nhiều thức ăn béo
Không uống rượu
Tránh các thức ăn gây trào ngược dạ dày - thực quản.

Tiến sĩ: Phạm Văn Tất

Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2018

Người ít vận động

Đơn giản đó chỉ là không di chuyển, đi lại nhất là với khối văn phòng, việc dành phần lớn thời gian trước máy vi tính, xem ti vi - Được xem là người ít vận động.

Nếu vận động chừng 20 phút/ngày và trên 1 tuần thì được xem là người ít vận động. Cần phải đưa thêm 1 số kiểu hoạt động, di chuyển nào đó vào biểu sinh hoạt hàng ngày để trở thành người có hoạt động cơ thể.

Các phương pháp hoạt động rất đa dạng: đi lại, rảo bước xung quanh nhà hoặc khu phố, chăm sóc cây cối trong nhà,...

Nếu trước đây ít vận động, bất cứ thay đổi nào nhằm làm cho cơ thể vận động nhiều hơn đều rất quan trọng.

Các bác sỹ khuyến cáo: những hoạt động như thể dục nhe, đi bộ...giúp làm giảm tỷ lệ bệnh ung thư và bệnh tiền liệt tuyến.

Nên tham gia câu lạc bộ như câu lạc bộ tập thể dục dưỡng sinh, các câu lạc bộ khác để giúp mình ít bỏ buổi tập. Đừng bao giờ để hai ngày trôi qua mà không tập gì. Nếu là người già hoặc đang ốm chỉ cần tập 5 - 10 phút, còn những người khác nên cố gắng duy trì tập luyện thể thao hàng ngày đều đặn từ 20 - 30 phút.


Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2018

Đái tháo đường ở người cao tuổi.

Đái tháo đường không lệ thuộc vào insulin hay còn gọi là đái tháo đường của người lớn, liên quan đến 17% số người trên 65 tuổi và 20% người trên 80 tuổi.

Sự chăm sóc cho bệnh nhân đái tháo đường trên 75 tuổi khác với người trẻ: tỷ lệ glucose huyết 1g/l thay đổi với sự tích tuổi, khi đói tỷ lệ này tăng rất ít so với tuổi. Trái lại, 1 giờ sau khi dùng bữa, tỷ lệ glucose huyết tăng 0,10g/l cho mỗi thập niên sau tuổi 30.

Dung nạp đường giảm dần với sự tích tuổi do các tế bào hấp thụ các chất đường chậm hơn và các cơ tiêu thụ ít glucose hơn do hoạt động cơ thể giảm. 

Để theo dõi bệnh đái tháo đường ở người cao tuổi, một bản tổng kết lâm sàng và sinh học được xác lập nhằm phát hiện các biến chứng ở mạch máu như viêm động mạch, tổn thương ở động mạch vành, bệnh ở võng mạc, tổn thương thần kinh do viêm đa dây thần kinh hay viêm thận.

Nguyên tắc điều trị:
  • Ở bệnh nhân cao tuổi, nếu không có tổn thương ở mao mạch võng mạc hay ở thận, nên áp dụng chế độ ăn uống có kiểm soát và hoạt động cơ thể thường xuyên, tùy sức, thích hợp với tuổi tác.
  • Dược phẩm chỉ cần khi tỷ lệ glucose huyết lúc đói trên 2g/l, để tránh hôn mê. Khi có bệnh võng mạc hay bệnh thần kinh, cần giữ ổn định tỷ lệ đường huyết trong khoảng từ 1 - 2g/l, do sự phát triển của bệnh vi mạch máu liên quan trực tiếp với tỷ lệ đường huyết. Bệnh nhân cần được theo dõi và cần ngăn ngừa biến chứng có thể dẫn đến mất tính tự lập.
  • Bệnh nhân cao tuổi cần biết rõ ràng các dấu hiệu: tăng glucose huyết (khát nước, mệt mỏi, tiểu nhiều) và hạ glucose huyết (đổ mồ hôi, cảm giác khó chịu, chóng mặt) có thể do thuốc trị bệnh.
  • Cần chú ý đến chăm sóc cẩn thận bàn chân mỗi ngày.
Chế độ ăn uống của bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi:
  • Không nên ăn kiêng quá mức
  • Nên có 2 - 3 bữa chính và 2 - 3 bữa phụ để tránh hạ glucose huyết
  • Mỗi ngày nên uống 1 lít nước gồm thức uống không cồn (nước, trà, cà phê, nước chanh...)
  • Không dùng đồ uống có cồn
  • Nhu cầu về protid khoảng 60g, glucid là 200g, phân chia đều trong các bữa ăn, ưu tiên dùng các chất đường chậm (như các loại đậu, cơm, nui, bánh mì, khoai, các loại củ...).
Tiến sĩ. Phạm Văn Tất

Thứ Năm, 18 tháng 10, 2018

Sữa chua & nguồn gốc hình thành.

Lượng calo có trong sữa chua không ó gì đặc biệt, giá trị năng lượng cũng như của glucid, protid có trong sữa.

Giá trị riêng của sữa chua ở chỗ chứa những vi khuẩn lactic sản sinh ra acide lactic. Các vi khuẩn lên men thối trong ruột cần môi trường kiềm để sống và phát triển. Chúng bị hạn chế bởi môi trường acide do vi khuẩn lactic trong sữa chua tạo ra. Những người cao tuổi, táo bón kinh niên ứ trệ chất thải trong ruột, do trước đo uống nhiều kháng sinh, sẽ nhận thấy tác dụng tốt của sữa chua. Nếu có điều kiện người cao tuổi nên dùng sữa chua thường xuyên để điều hòa tiêu hóa.

Nguồn gốc của sữa chua: Metchnikoff người Nga, qua nhiều năm nghiên cứu công phu từ vi trùng trong bánh, trái cây, vi trùng trong ống tiêu hóa, cho biết: ruột già là nơi chứa các cặn bã, là 1 nguồn nhiễm độc, dần dần và liên tục cho cơ thể.

Metchnikoff đã tìm ra cách trị các vi khuẩn lên men thối có hại ở ruột non, ruột già, các vi khuẩn này cần môi trường kiềm để sống. Metchnikoff đã tìm cách acide hóa môi trường ở ruột non, ruột già bằng sữa chua là chất có vi khuẩn lactic sản sinh ra acide.

Chính Metchnikoff và các cộng sự đã thực hiện phương hướng chống già để sống lâu bằng cách dùng đều sữa chua mỗi tối trước khi đi ngủ.

Theo DS. Phạm Bách Cúc


Bệnh ALZHEIMER

Nhiều người cho rằng bệnh Alzheimer - sa sút trí tuệ là một dạng của đái tháo đường tuýp 3. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu về bệnh này nhé.
  • Đái tháo đường tuýp 1: Là 1 bệnh tự miễn, thường có ở trẻ em, thanh thiếu niên và người trưởng thành trẻ. Các tế bào tụy tạng bị kháng thể tấn công, khi phát hiện bệnh thì 80 - 90% tế bào tụy tạng đã bị tiêu hủy. Vì vậy, bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1 lệ thuộc vào insulin mỗi ngày.
  • Đái tháo đường tuýp 2 thường thấy ở người thừa cân, béo phì. Các tế bào tụy tạng trong nhiều năm phải tăng sản xuất insulin, dẫn đến mệt mỏi, giảm dần sản xuất lượng insulin. Nếu cứ tiếp tục không thay đổi điều kiện sống, tụy tạng sẽ bị teo. Tất cả các tế bào cơ thể không còn nhạy cảm với insulin hay gọi là các tế bào kháng insulin. Ở giai đoạn đầu đái tháo đường tuýp 2 không lệ thuộc vào insulin nhưng khi tụy tạng không còn khả năng sản xuất đủ lượng insulin cần thiết, bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 trở nên lệ thuộc vào insulin.
Một số nghiên cứu cho rằng bệnh Alzheimer có thể được coi là bệnh đái tháo đường tuýp 3 mặc dù về lâm sàng không giống với đái tháo đường tuýp 1 & 2, nhưng bệnh Alzheimer cũng có vài điểm tương tự với đái tháo đường.
  • Cũng như tụy tạng, não bộ ở trẻ nhỏ cũng sản xuất 1 lượng rất ít insulin ở vùng hải mã. Khi bệnh nhân bắt đầu phát triển, vùng hải mã là vùng đầu tiên bị tổn thương. Sự suy thoái của tế bào thần kinh ở vùng hải mã liên quan với tổn thương do sử dụng glucose.
  • Chất Amyloid xuất hiện ở các tế bào thần kinh não bộ của bệnh nhân Alzheimer  - Một chất tương tự ở tế bào tụy tạng của bệnh nhân đái tháo đường. Các mảng amyloid  được hình thành do thừa glucose trong máu. Các mảng AGE (advanced glucoxydase endproducts) được hình thành do sự phối hợp glucose thừa với protein tế bào. Đái tháo đường tuýp 3 không ảnh hưởng đến lượng đường huyết của cơ thể. Chỉ não bộ là ở tình trạng thiếu insulin.
Bệnh Alzheimer có các mảng amyloid bêta tích tụ trong tế bào não bộ - ảnh hưởng xấu đến hoạt động bình thường của các tế bào kháng insulin

Cũng như tụy tạng, cáu bẩn quá mức, các tế bào sẽ dẫn đến bị tiêu hủy các tế bào vùng hải mã, làm teo não giống như tụy tạng bị teo.

Còn về bệnh Alzheimer các thuốc kinh điển không có hiệu quả, việc nghiên cứu để điều trị vẫn đang được tiến hành nhằm tìm ra được phương pháp mới cho hiệu quả cao hơn.

Theo Tiến sỹ: Phạm Văn Tất


Thứ Hai, 15 tháng 10, 2018

Kiểm soát Huyết áp cao

Chế độ ăn uống là 1 trong các phương pháp cần chú ý để ngăn ngừa bệnh huyết áp cao.

Bệnh nhân huyết áp cao cần áp ựng các biện pháp sau:
  1. Một chế độ ăn lành mạnh & thích hợp để kiểm soát và ổn định huyết áp hoặc hạ huyết áp nếu huyết áp cao, đồng thời để không tăng cân, giảm lượng cholesterol xấu và bảo vệ tim mạch.
  2. Sử dụng nhiều rau xanh và trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, quả khô, đậu khô để gia tăng lượng Kali, mangan, chất kháng oxy hóa và chất xơ.
  3. Ưu tiên sử dụng sữa bớt kem hoặc sữa gầy, cá, gà và thịt ít mỡ cũng như nhu cầu dùng dầu thực vật trong chế biến thức ăn để hạn chế chất béo bão hòa. Hạn chế tối đa nước ngọt và thức ăn ngọt như bánh kẹo.
  4. Giảm lượng muối ăn, để tốt cho sức khỏe. Chúng ta sử dụng mỗi ngày quá nhiều muối ăn (từ 8 - 10g/ngày) trong khi quy định ở mức 5 - 6g/ngày. Vậy muối tác động như thế nào đến huyết áp? Natri có trong muối ăn cần thiết cho sự sống, điều hòa lượng nước trong cơ thể góp phần ổn định nhịp tim. Thừa muối ăn - Huyết áp tăng: Muối kích thích hệ thần kinh giao cảm kiểm soát hoạt động tự chủ của cơ thể, để đáp trả, tim và các động mạch co bóp nhiều hơn. Muối thúc đẩy tuyến thượng thận sản xuất hormon gia tăng áp suất động mạch. Muối giữ nước ở thận, nước thay vì được đào thải được đưa trở lại vào tuần hoàn máu, gia tăng khối lượng máu và đồng thời tăng huyết áp. Muối thúc đẩy sự tăng cân nhất là ở bụng - một nguyên nhân gia tăng huyết áp. Béo bụng kích thích hệ thần kinh giao cảm và tim cùng các động mạch co bóp nhiều hơn, hình thành 1 vòng lẩn quẩn.
Hoạt động thể lực tốt cho động mạch & giảm huyết áp: 

Khi khối cơ co bóp, nó sản xuất 100 hormon trong đó phải kể đến các myokines - giảm viêm và thúc đẩy các động mạch giãn ra, các động mạch rộng hơn cho cùng 1 lưu lượng sẽ giảm huyết áp.

Hoạt động thể lực có thể giảm 7 - 10mmHg cho huyết áp tâm trương, 4 - 8 mmHg cho huyết áp tâm thu. Nếu trước đó huyết áp là 14/7 có thể xuống còn 13/9 nghĩa là từ huyết áp cao nhẹ xuống huyết áp bình thường. Nếu đã sử dụng dược phẩm, hoạt động thể lực sẽ giúp làm ngưng sử dụng thuốc, nếu sử dụng 2 dược phẩm có thể giảm bớt đi 1 ( việc này phải do bác sỹ điều trị quyết định)

Lợi ích của hoạt động thể lực sẽ thấy rõ khi sau từ 6 - 8 tuần hoạt động đều đặn, nếu ngưng hoạt động thể lực, huyết áp sẽ quay trở lại sau 1 tháng ngưng hoạt động thể lực. Hoạt động cơ thể có thể coi là 1 dược phẩm thật sự cần thiết để ổn định huyết áp.

Kết luận: Để ổn định huyết áp, hoạt động thể lực cũng quan trọng như chế độ ăn thích hợp. 

Theo tạp chí Thuốc & Sức khỏe 

Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2018

Biến chứng do rối loạn tuần hoàn não.

Rối loạn tuần hoàn não thường xảy ra ở người trưởng thành, đặc biệt là ở người cao tuổi.
Rối loạn tuần hoàn não nếu không phát hiện kịp thời có thể gây ra những điều bất lợi cho sức khỏe.

Chức năng cơ bản của hệ tuần hoàn: Máu là một dung dịch lỏng gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, huyết tương, huyết thanh, kháng thể, các dưỡng chất... lưu hành khắp cơ thể. Máu thực hiện các chức năng rất quan trọng như hô hấp (chuyên chở oxy và carbonic giữa phế nang và các tế bào), dinh dưỡng (mang dưỡng chất từ ruột non đến tế bào, đặc biệt là tế bào não), đào thải (đưa cặn bã đến thận, ruột...để bài tiết). Bên cạnh đó, mạch máu đóng vai trò chuyển máu đi các cơ quan trong cơ thể. Nếu mạch máu không tốt (xơ vữa động mạch làm hẹp lòng mạch hoặc mảng xơ vữa bong ra gây tắc lòng mạch) sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lưu thông máu, nhất là đưa máu lên não, đến nuôi tim (mạch vành). Khi máu được lưu thông tốt là điều kiện cần thiết để các cơ quan được nuôi dưỡng và hoạt động tốt, nhất là não.

Rối loạn tuần hoàn não là gì?: Não là cơ quan quan trọng nhất của cơ thể, mặc dù chỉ chiếm vài % trọng lượng cơ thể nhưng lại nhận đến 20% lượng máu nuôi cơ thể, ngưng tuần hoàn não 6 -7 giây sẽ ngất, ngưng 5 phút các tế bào não sẽ chết.
Rối loạn tuần hoàn não hay còn gọi là thiểu năng tuần hoàn máu não hay thiếu máu não nhất thời xảy ra đột ngột do máu tới nuôi tế bào não bị thiếu hụt làm rối loạn chức năng của hệ thần kinh trung ương, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt là người cao tuổi. Bệnh có thể phục hồi sau 24 tiếng và thường hay lặp lại nhiều lần nếu không điều trị dứt điểm.
Đối tượng mắc bệnh thiếu máu não thường là trung niên trở lên, những người lao động trí óc, người cao tuổi. Ngày nay, tỷ lệ mắc bệnh ngày càng trẻ hóa chiếm tới hơn 1/3 số người mắc bệnh này.

Nguyên nhân của bệnh rối loạn tuần hoàn não: Mọi nguyên nhân làm cho máu lên não kém đều gây rối loạn tuần hoàn não. Có khoảng 80% bệnh thiếu máu não là do xơ vữa động mạch. Các bệnh như huyết áp cao, mỡ máu cao, bệnh đái tháo đường, hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra xơ vữa động mạch. Xơ vữa động mạch làm cho lòng mạch máu bị hẹp, nhất là động mạch thân nền đốt sống cổ, động mạch não do mỡ máu cao kéo dài hoặc do thoái hóa đốt sống cổ không được điều trị.
Rối loạn tuần hoàn não có thể gây suy tim, hẹp van tim, huyết áp thấp, huyết áp cao cũng có thể gây rối loạn tuần hoàn não.
Rối loạn tuần hoàn não hay gặp ở người lao động trí óc, căng thẳng, tập trung cao độ.
Rối loạn tuần hoàn não còn gặp do bẩm sinh, người béo phì (do lượng mỡ máu cao), ô nhiễm môi trường, tiếng ồn hoặc làm việc thường xuyên với máy tính, 1 nguyên nhân khác là do tình trạng uống rượu bia, hút thuốc lá cũng dẫn đến rối loạn tuần hoàn não.

Biểu hiện của bệnh Rối loạn tuần hoàn não: Thời gian đầu biểu hiện chỉ xuất hiện thoáng qua, lâu dần mới có biểu hiện như nhức đầu, đau đầu, đau vai gáy, chóng mặt lảo đảo hoặc xoay tròn. Các triệu trứng này xảy ra đột ngột khi thay đổi tư thế. Ngoài ra, còn 1 số biểu hiện khác như bồn chồn, không làm chủ được mình dẫn đến thay đổi tính nết hay mủi lòng, dễ tủi thân, đặc biệt là chóng quên ( đãng trí).

Biến chứng của bệnh Rối loạn tuần hoàn não: Do máu lên não kém dẫn đến mọi cơ quan, các bộ phận chức năng đều giảm, lâu ngày sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như đột quỵ não, nhũn não, nhồi máu não...

Nguyên tắc điều trị: Bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau nên cần được khám ở các cơ sở y tế tốt nhất để tìm ra nguyên nhân để từ đó có phác đồ điều trị chuẩn nhất, hiệu quả tránh tái phát.

Nguyên tắc phòng bệnh: Cần phải kiểm tra sức khỏe định kỳ, kiểm soát huyết áp, mỡ máu, xơ vữa động mạch và thoái hóa đốt sống,...Có chế độ ăn hợp lý khoa học, không lạm dụng rượu bia, thuốc lá. Vận động cơ thể tùy theo điều kiện của cơ thể để lưu thông máu (đi bộ, cầu lông, bơi...)

Trích từ tài liệu Thuốc & Sức khỏe.

Thứ Tư, 10 tháng 10, 2018

Biến chứng viêm tụy có thể đe dọa tính mạng

Viêm tuyến tụy là tình trạng viêm trong tụy. Tụy là 1 cơ quan tuyến dài, phẳng nằm phía sau dạ dày ở bụng trên. Tuyến tụy gồm phần ngoại tiết tiết các men giúp tiêu hóa thức ăn, phần nội tiết tiết hormone giúp điều hòa đường huyết. 
Viêm tụy chia làm 2 loại:
  • Viêm tụy cấp: là hiện tượng xảy ra đột ngột và kéo dài vài ngày
  • Viêm tụy mãn: là tình trạng xảy ra nhiều tháng đến nhiều năm.
Các hiện tượng viêm tụy nhẹ sẽ tự khỏi mà không cần đến điều trị, trường hợp nặng có thể xảy ra biến chứng đe dọa đến tính mạng.

Biểu hiện của Viêm tụy: Đau bụng trên, đau bụng có khuynh hướng xuyên ra sau lưng, đau bụng nặng hơn sau khi ăn, sốt, mạch nhanh, buồn nôn và nôn, đi ngoài phân mỡ...

Nguyên nhân của Viêm tụy: Viêm tụy xảy ra khi men tiêu hóa bị kích hoạt trong khi đang còn nằm ở tuyến tụy, chúng gây kích thích tế bào tụy và gây ra phản ứng viêm.

Một số nguyên nhân sau: Uống rượu, sỏi đường mật, phẫu thuật ổ bụng, một số thuốc uống, hút thuốc lá, xơ hóa nang, tiền sự gia đình bị viêm tụy, tăng calci trong máu, tăng triglycerid máu, nhiễm trùng, chấn thương ổ bụng, ung thư tuyến tụy...

Những biến chứng gây đe dọa tính mạng ở bệnh nhân viêm tụy:
  1. Nang giả tụy: Viêm tụy cấp có thể gây tụ dịch, tạo nang trong tuyến tụy, khi lớn sẽ gây chảy máu trong và nhiễm trùng tuyến tụy
  2. Nhiễm trùng: Viêm tụy cấp có thể làm cho tuyến tụy dễ bị tổn thương với vi khuẩn và nhiễm trùng. Bệnh nặng sẽ phải cắt bỏ mô tụy nhiễm trùng
  3. Suy thận: Viêm tụy cấp có thể gây ra suy thận, phải lọc máu nếu suy thận nặng kéo dài
  4. Các vấn đề về hô hấp: Viêm tụy cấp có thể thay đổi các chất trong cơ thể làm ảnh hưởng đến chức năng hô hấp, giảm oxy máu làm đe dọa tính mạng người bệnh
  5. Đái tháo đường: Tổn thương tế bào sản xuất insulin của tuyến tụy
  6. Rối loạn dinh dưỡng: Là do giảm sản xuất men tiêu hóa cần thiết cho việc tiêu hóa thức ăn
  7. Ung thư tuyến tụy: tình trạng viêm kéo dài sẽ gây viêm tụy mãn, đây chính là yếu tố gây nên ung thư tuyến tụy
Chẩn đoán viêm tụy và hướng điều trị: 
  • Chẩn đoán: Phải xác định lượng men trong tuyến tụy, chụp CT Scan, siêu âm bụng, chụp cộng hưởng từ MRI để xác định tình hình viêm tụy, sỏi đường mật và tắc nghẽn ống tụy. Tùy từng bệnh nhân mà có phác đồ điều trị khác nhau.
  • Áp dụng 1 số phương pháp sau: 
  1. Kiêng ăn: Nhằm giúp tuyến tụy ngưng hoạt động để có thể hồi phục lại, khi tình hình được kiểm soát thì cho uống nước và ăn thức ăn lỏng.
  2. Dùng thuốc giảm đau trong trường hợp đau nhiều
  3. Truyền dịch nhằm cung cấp năng lượng, giúp phục hồi tụy, tránh bị mất nước
  4. Khi tình trạng được kiểm soát sẽ tiến hành điều trị nguyên nhân gây ra viêm như giải phóng tắc nghẽn đường mật, phẫu thuật lấy sỏi mật, phẫu thuật mô tụy bị tổn thương, cai rượu...
  5. Thay đổi chế độ ăn & bổ sung men tiêu hóa
  6. Sau khi ổn định, bệnh nhân viêm tụy thay đổi cách ăn uống, sinh hoạt, kiêng rượu bia, thuốc lá, ăn ít chất béo... Lưu ý uống nhiều nước.
Theo Tạp chí Thuốc & Sức khỏe

Thứ Hai, 8 tháng 10, 2018

Điếc đột ngột & hướng xử trí.

Điếc đột ngột là tình huống cấp cứu trong chuyên khoa tai mũi họng, nếu không chữa trị kịp thời sẽ có nguy cơ bị điếc vĩnh viễn.
Điếc đột ngột thường gặp ở 1 bên tai, xuất hiện 1 cách đột ngột và nhanh, là hội chứng mất sức nghe thần kinh giác quan, tối thiểu ở 3 tần số liên tục từ 30dB trở lên, xảy ra đột ngột trong vòng 12 giờ.

Nguyên nhân:

  1. Virus quai bị, sởi, cúm cũng có thể gây điếc đột ngột. Virus xâm nhập vào dịch tai trong bằng đường máu, đường màng não vào nội dịch ốc tai...
  2. Do co thắt mạch máu: Động mạch nuôi mê nhĩ tức động mạch tai trong là động mạch cuối không có nhánh. Do đó, khi bị tắc nghẽn thì không có động mạch bổ trợ. Hiện tượng co thắt động mạch tai trong có thể do: chấn thương tâm lý, mệt mỏi, sợ sệt...đồng thời cũng có thể tắc nghẽn trong lòng mạch, xơ vữa mạch máu, tăng đông máu..
  3. Nguyên nhân khác: lượng cholesterol tăng trong máu, bệnh tăng đường máu, nhiễm độc máu do thuốc, dị ứng, nội tiết, U dây thần kinh 8, các chấn thương gây điếc đột ngột do âm thanh quá to, quá gần, các chấn thương tai, sọ não làm rách vùng màng nhĩ, rách cửa sổ tròn, rò dịch não tủy qua tai...
Triệu chứng:
  1. Điếc đột ngột, nhanh đa số ở 1 bên tai hoặc cả 2 bên
  2. Với các triệu chứng: ù tai, chóng mặt, nôn
  3. Một số do cúm virus, viêm đường hô hấp trên, quai bị vị nề vùng mang tai, bệnh tim, cao huyết áp, chấn thương tai, chấn thương đầu sọ...
Cách xử trí: Đây là tình trạng cấp cứu trong chuyên khoa tai mũi họng, cần phải khám và điều trị sớm thì khả năng phục hồi sức nghe tốt hơn. Tùy từng trường hợp cụ thể mà các bác sĩ đưa ra các phác đồ điều trị khác nhau.

Nguyên tắc điều trị: 
  • Tùy từng trường hợp: Thuốc steroid giãn mạch khắc phục tình trạng thiếu oxy, kháng sinh, kháng virus, chống đông, oxy cao áp.
  • Nếu bệnh nhân có các triệu chứng trên nên đến khám bác sĩ tai mũi họng để tránh những di chứng giảm nghe không hồi phục về sau.

                                                                                            Trích từ tạp chí Thuốc & Sức khỏe

Thứ Năm, 4 tháng 10, 2018

Kháng thuốc lan truyền.

Dùng thuốc tùy tiện, uống kháng sinh bừa bãi có thể dẫn đến hậu quả xấu khôn lường, đôi khi phải đánh đổi bằng cả mạng sống của người dùng thuốc.

Đừng vội tự dùng thuốc

Một trong những loại thuốc hay sử dụng tùy tiện nhất là kháng sinh. Kháng sinh là thuốc điều trị nhiễm trùng hiệu quả nếu nhiễm trùng đó do vi khuẩn gây ra, chứ đa phần không trị được nhiễm trùng do virus (siêu vi) hoặc do ký sinh trùng.

Có tình trạng người bệnh mới bị cảm cúm, ho, sốt, viêm họng bình thường đã vội sử dụng thuốc kháng sinh. Điều này rất sai do các bệnh trên do siêu vi gây ra, đa số kháng sinh không có tác dụng do siêu vi gây ra. Nhiều bệnh lý về hô hấp như viêm xoang, viêm đường hô hấp, viêm đường tiết niệu, nhiễm trùng da...là do nhiễm khuẩn cần tới kháng sinh để điều trị, nhưng liều lượng ra sao chỉ có bác sĩ mới chỉ định đúng được.

Ngoài ra, nhiều người thấy triệu chứng bệnh giống nhau là cứ như vậy tìm mua đơn thuốc giống nhau mag không cần thông qua bác sĩ. Nguy hiểm hơn khi tự tìm mua các loại thuốc kháng sinh mới nhất Fluoroquinolon hay Moxifloxacin, cephalosporin ... để trị bệnh thông thường. Trong khi việc sử dụng thuốc không đúng sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn, tăng nguy cơ kháng thuốc.

Chủng vi khuẩn mới

Kháng thuốc hay đề kháng kháng sinh là tình trạng kháng sinh bị lờn chẳng có tác dụng với vi khuẩn mà trước đó nó vẫn có hiệu quả. Ngày nay, càng có nhiều loại vi khuẩn kháng thuốc, vấn nạn kháng thuốc đã trở thành 1 vấn đề đau đầu, nhức nhối và thời sự.

Việc sử dụng kháng sinh bừa bãi làm cho vi khuẩn không bị tiêu diệt, một số vi khuẩn có khả năng thích ứng, đặc biệt là đột biến gen trên nhiễm sắc thể kiểm soát độ nhậy cảm đối với kháng sinh, đột biến gen phát triển thành chủng vi khuẩn mới mà kháng sinh đã sử dụng sẽ không còn tác dụng. Vi khuẩn kháng thuốc không chỉ truyền gen kháng thuốc cho thế hệ sau mà còn truyền gen kháng thuốc cho các loại vi khuẩn khác. Hiện nay, vi khuẩn đề kháng kháng sinh MRSA được xem là nỗi kinh hoàng của y tế thế giới.

Những điều cần làm: 
  • Khi bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh thì mới được dùng.
  • Dùng thuốc đúng liều lượng, đủ thời gian, không tự ý ngưng, bỏ thuốc...

(Trích từ nguồn Thuốc & Sức khỏe của PGS.TS Nguyễn Hữu Đức.)

Thứ Ba, 2 tháng 10, 2018

Cơn đau thắt ngực & những lưu ý khi sử dụng thuốc

Cơn đau thắt ngực là cảm giác đau hay khó chịu ở ngực do máu không đến đủ để cung cấp oxy cho tim.
Có 2 dạng của bệnh đau thắt ngực:
  1. Đau thắt ngực ổn định ( suy mạch vành mạn, thiếu máu cơ tim cục bộ mạn) liên quan đến tính ổn định của mảng xơ vữa, xảy ra khi có 1 tác động thúc đẩy (gắng sức). Cơn đau ngắn, đỡ hơn khi nghỉ ngơi, thường ở mức ổn định không có biểu hiện nặng hơn trong thời gian ngắn.
  2. Đau thắt ngực không ổn định (suy nhược mạch vành cấp, thiếu máu cơ tim cục bộ cấp) liên quan đến không ổn định của màng xơ vữa. Cơn đau xảy ra ngẫu nhiên không do lực tác động thúc đẩy nào, xảy ra ngay cả khi đang nghỉ ngơi, khi đang ngủ. Các màng bám trên thành mạch vỡ ra cùng với cục huyết khối gây tắc nghẽn 1 phần động mạch diễn tiến theo kiểu giật cục (do huyết khối to rồi nhỏ lại). Cơn đau đến rồi đi 1 cách bất thường rất dễ dẫn đến nhồi máu cơ tim nếu có tắc nghẽn hoàn toàn động mạch.
Biểu hiện của bệnh đau thắt ngực: là bị đè ép hay đau ở ngực, đôi khi có cảm giác vặn xoắn, bóp nghẹt ở ngực thường lan đến hàm dưới hay cánh tay trái, cảm giác khó chịu nhẹ nhàng xuất hiện ở sau lưng, ở vai, ở 2 tay, hoặc buồn nôn khó thở hay nóng rát ở ngực.

Cơn đau thắt ngực thường sử dụng thuốc nitrit vì các nitrit đi vào cơ thể sẽ giải phóng ra oxit nitrit (NO). NO làm giãn tĩnh mạch, do đó làm lưu lại máu ở ngoại vi nội tạng nên làm giảm lượng máu từ tĩnh mạch về tim, giảm sức căng thành tam thất ở cả thời kỳ tâm thu và tâm trương, kết quả là giảm nhu cầu oxy của tim. Từ đó chống lại cơn đau thắt ngực. 
Ngoài ra, NO làm giãn động mạch vành và làm ngừa co thắt động mạch vành nên làm tăng lượng máu từ động mạch vành cung cấp cho tim làm tăng cung cấp oxy cho tim. Từ đó chống lại cơn đau thắt ngực. Trong 2 cơ chế chống đau thắt ngực thì cơ chế làm giảm nhu cầu oxy của tim là chính.

NO làm giãn tĩnh mạch và động mạch nên làm tụt huyết áp gây nhịp tim nhanh phản xạ làm tăng sự co bóp của tim. NO tạo ra methemoglobin gây nhức đầu, buồn nôn, bốc hỏa... nặng hơn gây đau đầu dữ dội, rối loạn thị giác, đau quăn bụng, tăng áp lực nội sọ, trụy mạch. Đây chính là các tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc Nitrit để chống lại cơn đau thắt ngực.


Hiệu thuốc Đông y Châu Thái Bảo

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là 1 rối loạn kinh niên trong đó ruột non và ruột già không hoạt động bình thường. Tên gọi khá...

Hiệu thuốc Đông y Châu Thái Bảo