Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2018

Quy trình Viêm & Viêm mạn tính

Viêm được cho rằng có liên quan đến tình trạng sức khỏe.
Y học hiện đại thường tập trung giải quyết các triệu chứng, không giải quyết nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Viêm khớp là viêm các khớp, Bệnh tim là viêm động mạch, thay vì dùng thuốc giảm đau khớp hoặc giảm cholesterol chúng ta sẽ kiểm soát bệnh tốt hơn bằng cách giảm viêm trong cơ thể.

Biểu hiện của hiện tượng Viêm: Viêm là 1 phần của đáp ứng miễn dịch xảy ra trong cơ thể. Đây là 1 quá trình mà qua đó, các tế bào bạch cầu bảo vệ cơ thể chúng ta khỏi bị nhiễm khuẩn do các tác nhân gây bệnh từ ngoài như vi trùng, virus, nấm...Khi quá trình sảy ra viêm, các hóa chất trong các tế bào bạch cầu được phóng thích vào máu hoặc các mô bị ảnh hưởng nhằm bảo vệ cơ thể. Việc giải phóng này làm tăng lượng máu đến vùng vị tổn thương dẫn đến hiện tượng nóng & đỏ, một số hóa chất bị rò rỉ và thấm vào các mô dẫn đến sưng, chúng kích thích vào dây thần kinh và gây ra đau. Như vậy biểu hiện của viêm là: Sưng, Nóng, Đỏ, Đau
Viêm không có nghĩa là nhiễm trùng (nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn, virus, nấm, trong khi viêm là phản ứng cơ thể đối với nhiều tác nhân). Bệnh nhiễm trùng, vết thương và tổn thương sẽ không thể lành mà không có quá trình viêm.

Phân loại Viêm:

  • Viêm cấp tính: là loại viêm tạm thời khi bị chấn thương, nhiễm khuẩn cấp tính, đây là con đường để cơ thể tự chữa khỏi bệnh
  • Viêm mạn tính: là dạng khác, là cơ sở cho sự phát triển của rất nhiều bệnh mạn tính quan trọng như viêm khớp, bệnh miễn dịch, bệnh tim mạch, đái tháo đường và ung thư...
Các triệu chứng của bệnh viêm mạn tính: Viêm cấp tính thường gây ra các triệu chứng đáng chú ý như đau, tấy đỏ, sưng, nhưng các triệu chứng của viêm mạn tính thường là tinh tế rất dễ bị bỏ qua.
Các triệu chứng thường gặp của viêm mạn tính: mệt mỏi, sốt, lở miệng, phát ban, đau họng, đau ngực, đau bụng, những triệu chứng này từ nhẹ đến nặng, từ vài tháng đến nhiều năm.

Nguyên nhân gây viêm mạn tính:
  • Viêm cấp tính không được điều trị
  • Rối loạn tự miễn dịch: hệ thống miễn dịch tấn công nhầm mô khỏe mạnh
  • Tiếp xúc với các chất kích thích, hóa chất, không khí bị ô nhiễm
Tác hại đối với cơ thể: Khi bị viêm mạn tính, phản ứng viêm của cơ thể gây hai cho các tế bào, mô và cơ quan khỏe mạnh, theo thời gian ảnh hưởng đến ADN, chết mô và làm sẹo bên trong. Tất cả liên quan đến sự phát triển của bệnh như ung thư, tim, khớp, đái tháo đường, bệnh thoái hóa thần kinh...

Điều trị Viêm mạn tính: Viêm là 1 phần tự nhiên của quá trình chữa bệnh, nhưng khi nó trở nên mạn tính thì phải kiểm soát để giảm nguy cơ tổn thương lâu dài.
  • Thuốc chống viêm không steroid NSAID. Việc sử dụng lâu dài sẽ bị như loét dạ dày-tá tràng, bệnh thận...
  • Steroid: corticosteroid là 1 hormon steroid làm giảm viêm và ức chế miễn dịch, việc sử dụng lâu dài ảnh hưởng thị lực, huyết áp cao, loãng xương
Chế độ ăn uống: 
  • Thực phẩm nên ăn: Có tính chất chống viêm, giàu chất chống oxy hóa như dầu oliu, dầu dừa, rau xanh như cải xoăn, cải bó xôi, cà chua, cá hồi, cá thu, cá mòi, bơ, cam...
  • Các thực phẩm nên tránh: Bánh mỳ trắng, bánh ngọt, đường, đồ ăn chiên, thịt chế biến và các chất béo chuyển vị
Theo Tạp chí Thuốc & Sức khỏe

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2018

Thực phẩm giúp ổn định đường huyết

Thực phẩm và chế độ ăn uống góp phần rất lớn trong việc cải thiện tình trạng đường máu dao động bất thường, đồng thời giúp giảm sự đề kháng, tức là tăng tính nhạy cảm với insulin.
Với các bệnh đái tháo đường, kiểm soát Insulin và lượng đường trong máu có nhiều lợi ích sau:

  • Cải thiện tâm trạng, tăng mức năng lượng, giảm mệt mỏi hay ngất xỉu bất ngờ
  • Giảm nguy cơ biến chứng như tổn thương thần kinh, mạch máu...
Về dinh dưỡng, một chế độ ăn uống lành mạnh luôn bao gồm các dinh dưỡng cần thiết với tỷ lệ hợp lý (bột, chất béo, đạm, rau). Những người mắc bệnh tiểu đường không nhất thiết phải kiêng ăn tuyệt đối các loại thực phẩm họ thích, nếu biết dùng chừng mực và có phối hợp với các loại thực phẩm có thể giúp duy trì mức đường trong máu.
Dưới đây là 1 số loại thực phẩm tốt nhất để ổn định đường trong máu và tăng tính nhạy cảm với Insulin.
  1. Thực phẩm chứa tinh bột (carbohydrat): Ngũ cốc nguyên hạt là lựa chọn lành mạnh do có chỉ số đường huyết thấp nên giúp lượng đường trong máu ổn định hơn so với các loại khác. Các sản phẩm làm từ ngũ cốc nguyên hạt như cơm gạo lức, bánh mỳ lức, bắp (rang, luộc...) yến mạch (cốm hoặc hạt) các loại đậu hạt. Ngoài ra, ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt còn bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ.
  2. Thực phẩm chữa chất béo: Chon chất béo lành mạnh, có thể là chất béo không bão hòa đơn hoặc đa. Chất béo bão hòa (có trong bơ và mỡ động vật) và chất béo chuyển hóa (trong thực vật hoặc các loại dầu chế biến đã được hydrogen hóa 1 phần) là những chất béo không lành mạnh. Nhiều thực phẩm giàu chất béo không bão hòa như bơ, dầu oliu, dầu mè, dầu gạo, dầu đậu nành...các loại hạt và quả hạch như hạt óc chó, hạt điều, động phộng, hướng dương, cacao...
  3. Thực phẩm giàu protein: Khẩu phần ăn nhiều protein giúp no lâu hơn mà không làm tăng lượng đường trong máu. Hạn chế ăn các loại thịt đỏ, thay vào đó nên sử dụng các loại đậu, nấm, hải sản, trứng, thịt gia cầm...
  4. Rau quả: Đây là nguồn cung cấp chất xơ hòa tan và không hòa tan giúp ổn định đường huyết, tăng độ nhạy cảm với Insulin, đồng thời cũng là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và các hợp chất thiên nhiên sinh học có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
  5. Trái cây: Nên chọn các loại cây ít ngọt, nhiều chất xơ như quả bơ, lê, táo, mận, cam, bưởi
  6. Các thực phẩm nên tránh: Mứt và các loại siro, mật ong, nước ngọt có gas, nước tăng lực, khoai tây chiên, sữa và các sản phẩm từ sữa nguyên kem có đường, các thức ăn nhanh, bánh kẹo, có nhiều muối, đường, chát béo trans...
Tóm lại: Để giữ sức khỏe, người mắc bệnh đái tháo đường cần phải chú ý kiểm soát lượng đường trong máu và độ nhạy cảm với insulin của họ tốt hơn. Ngoài việc tăng cường vận động thể lực, cần tuân thủ 1 chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng, tránh thực phẩm giàu đường, chất đạm động vật và chất béo không lành mạnh...Điều đó sẽ góp phần ngăn ngừa, làm giảm nguy cơ của bệnh đái tháo đường.
Thông tin được lấy từ Tạp chí Thuốc & Sức khỏe


Thứ Tư, 21 tháng 11, 2018

Chuyển mùa: Bệnh viêm amidan mạn tính dễ tái phát

Chuyển mùa nhiều bệnh về đường hô hấp xuất hiện như viêm amidan, viêm amidan mạn tính hốc mủ rất dễ tái phát và gây biến chứng nguy hiểm.

Vai trò của Amidan: Gồm 2 khối màu hồng nằm ở 2 bên cuối đáy lưỡi và thành sau họng. Đó là 1 tổ chức bạch huyết nằm ngay cửa ngõ đường hô hấp và đường tiêu hóa, có chức năng miễn dịch quan trọng. Tổ chức bạch huyết của amidan có các tế bào lympho ở giai đoạn trưởng thành (thực bào, tế bào T, tế bào B) tham gia sản sinh ra các globumin miễn dịch để bảo vệ cơ thể. Do đó, amidan có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật (vi rus, vi khuẩn, nấm). Amidan hoạt động mạnh từ khi trẻ 4 tuổi đến khi dậy thì, sau đó miễn dịch amidan giảm dần, khi về già các amidan có thể teo hết và không có tác dụng. Amidan có cấu trúc rất đặc biệt gồm nhiều hốc và múi nên khi bị các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập sẽ gây nên viêm nhiễm tạo nên các hốc mủ.

Bệnh viêm Amidan: Bệnh được chia làm 2 loại, viêm amidan cấp tính và viêm amidan mạn tính. viêm amidan cấp tính nếu không chữa trị bệnh sẽ tiến triển nhanh chóng thành viêm amidan mạn tính, trong đó viêm amidan hốc mủ là 1 dạng viêm amidan mạn tính thường hay gặp. Viêm amidan hốc mủ là khi amidan viêm mạn tính có ít nhất 1 hốc (thường là nhiều hốc) có mủ (màu trắng như sữa) do bị nhiễm trùng gây mưng mủ.

Nguyên nhân gây ra viêm amidan mạn tính hốc mủ: Do hoạt động của các cơ họng khi nhai nuốt cùng với sự cọ sát của thức ăn khi đi qua thành họng, khi bị viêm nhiễm sẽ hình thành nên các kén mủ trong các hốc amidan. Khi các kén mủ trong các hốc amidan bật ra có hình dạng như những hạt tấm màu trắng xanh, vàng, đó là mủ của hốc amidan. Có nhiều loại vi khuẩn gây viêm amidan hốc mủ như H. influenzae, tụ cầu, xoắn cầu Vincent, đặc biệt là do vi khuẩn liên cầu khuẩn nhóm A, loại vi khuẩn ngoài gây viêm họng chúng còn gây nên những bệnh tự miễn làm tổn thương cầu thận, bao khớp, van tim rất nguy hiểm. Bệnh thường gặp ở những người vệ sinh răng miệng kém, môi trường ô nhiễm khói bụi, những người có sức đề kháng kém, trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, người cao tuổi sức yếu. Khi chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột, mưa lạnh, áp thấp nhiệt đới, gió mùa dẽ bị ảnh hưởng của bệnh gây khó khăn.

Triệu chứng của bệnh: Sốt là triệu chứng đầu tiên thường gặp, tuy nhiên có trường hợp không sốt ở những bệnh nhân viêm amidan hốc mủ tái đi tái lại nhiều lần. Sốt là do phản ứng của cơ thể với độc tố của vi khuẩn. Khi bị đau rát họng lan sang vùng tai, đặc biệt là lúc ăn, uống, nuốt nước bọt, người bệnh thường hay bị hôi mồm, mệt mỏi, chán ăn, khi há miệng thấy amidan sưng đỏ, có hốc mủ rất rõ. Khi có hiện tượng trên cần được khám cẩn thận và làm xét nghiệm để tìm ra căn nguyên từ đó điều trị đúng, dứt điểm tránh biến chứng.

Biến chứng của bệnh viêm Amidan hốc mủ: Bệnh nếu không được điều trị dứt điểm sẽ tái phát nhiều lần ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh là do vi khuẩn liên cầu nhóm A gây bệnh. Vi khuẩn này có cấu trúc vách gần giống với tổ chức bao khớp, cầu thận, tim. vì vậy khi cơ thể kháng chống lại thì cũng đồng thời chống lại tổ chức của chính mình (gọi là bệnh tự miễn). Ngoài ra, viêm amidan hốc mủ gây viêm xoang, viêm dây thanh quản, viêm đường hô hấp dưới (khí, phế quản, viêm phổi) gây áp xe amidan...

Nguyên tắc điều trị: Trước hết cần đến khám ở khoa tai mũi họng , xét nghiệm chất nhầy trong họng, để tìm virus gây bệnh, trên cơ sở đó điều trị dứt điểm ngay từ đầu.

Nguyên tắc phòng bệnh: Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày trước và sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Giữ ấm vùng cổ, ngực, hàng ngày tắm rửa bằng nước ấm. Gia tăng sức đề kháng, nên chọn chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, không uống bia lạnh. nước đá, vận động 1 cách hợp lý, đúng bài bản, khi ra đường nhớ đeo khẩu trang...

Trích nguồn từ: PGS.TS. BS Bùi Khắc Hậu

Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2018

Tại sao chân bị chuột rút?

Chuột rút (Vọp bẻ) ở bắp chân là triệu chứng hay gặp có cách giải thích khác nhau tùy theo nó xuất hiện khi nghỉ ngơi hay đang hoạt động

Nguyên nhân gây chuột rút khi nghỉ:

  • Cơ đã phải làm việc quá sức, mệt mỏi, lạnh...
  • Hạ canxi máu, bệnh co cứng cơ, tạng co cứng
  • Rối loạn nước và điện giải: Mất nước, muối do ra mồ hôi nhiều, nôn, đại tiện lỏng, dùng thuốc lợi tiểu. Hạ Kali máu. Đái tháo đường. Suy tuyến thượng thận..
  • Bệnh thực thể hệ thần kinh hoặc bệnh cơ: Xơ cứng cột bên teo cơ, viêm nhiều rễ thần kinh, viêm nhiều dây thần kinh do rượu
  • Một số bệnh ngoại tháp (bệnh Parkinson), một số bệnh cơ, bệnh Mac Ardle (thiếu phosphorylase cơ), bệnh phù viêm (myxoedeme)
Nguyên nhân gây chuột rút:
  1. Bệnh động mạch: Thiếu máu cơ khi hoạt động gây chuột rút bắp chân biểu hiện bằng triệu chứng khập khiễng gián cách bắp chân, khi đang đi bộ bỗng thấy đau bắp chân kiểu co cứng, siết chặt làm cho phải đứng sững lại. Đi xa hay đi gần mà đau tùy theo tác dụng huyết động của tổn thương, tốc độ đi và độ dốc của đường đi. Co cứng sẽ mất đi hoàn toàn khi ngừng đi và xuất hiện lại khi đi tiếp. Việc chẩn đoán bệnh phải dựa vào hiện tượng mất mạch khi bắt mạch. Siêu âm doppler giúp xác định bệnh, nơi khu trú của tổn thương. Người hút thuốc lá, thuốc lào, người bị tổn thương xơ vữa động mạch ở các động mạch vành, động mạch chủ dễ bị chuột rút.
  2. Bệnh thần kinh: Khập khiễng gián cách do bệnh thần kinh gây nên. Ở những trường hợp này dễ phân biệt với khập khiễng giãn cách do bệnh động mạch nhờ 1 triệu chứng chủ yếu là bệnh nhân không thấy đau khi đang đi, thay vào đó là cảm giác mệt mỏi, không phải do co cứng bắp chân, khi bắt mạch vẫn thấy mạch đập tốt (loại trừ căn nguyên bệnh động mạch). Các bệnh đau rễ thần kinh, các dị cảm khi đi, tiền sử đau lưng... đều hướng đến nguyên nhân gây khập khiễng là hẹp ống sống thắt lưng.
Điều trị: Chuột rút là điều trị căn nguyên gây ra nó (như đái tháo đường, hạ canxi máu...). Nếu không tìm ra được nguyên nhân thì thường sẽ được điều trị bằng thuốc quinin sulfat.


                                                                                                     Tạp chí THUỐC & SỨC KHỎE

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2018

Một số Bệnh tim mạch thường gặp ở Bệnh nhân đái tháo đường.

Đái tháo đường là một bệnh mãn tính, thuộc nhóm các bệnh lý về chuyển hóa do hậu quả của tình trạng thiếu Insulin tuyệt đối hoặc tương đối. Bệnh có đặc điểm tăng glucose huyết cùng với các rối loạn quan trọng về chuyển hóa glucid, protid, lipid và các chất khoáng. bệnh có thể đưa đến các biến chứng cấp và mãn tính, đặc biệt là biến chứng tim mạch
Một số bệnh lý tim mạch xảy ra ở nhóm bệnh nhân đái tháo đường cao hơn hẳn so với nhóm không có đái tháo đường. Và bệnh nhân đái tháo đường có bệnh lý tim mạch cũng nghiêm trọng hơn.


  1. Nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường: Đái tháo đường tuýp 1 & 2 đều là nguyên nhân cho bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, bệnh động mạch ngoại biên, mù lòa và thận.
  2. Bệnh mạch vành ở bệnh nhân đái tháo đường: Chiếm 30% bệnh nhân nhập viện và hội chứng động mạch vành cấp
  3. Thiếu máu cơ tim yên lặng ở bệnh nhân đái tháo đường: Bệnh nhân đái tháo đường có tần suất cao bị thiếu máu cơ tim yên lặng.
  4. Suy tim và bệnh cơ tim ở bệnh nhân đái tháo đường: Đái tháo đường làm tăng khả năng duy tim từ tất cả các nguyên nhân. Suy tim xung huyết tăng gấp 2 tần suất ở đái tháo đường, điều này sẽ dẫn đến hậu quả của bệnh mạch vành và tăng huyết áp
  5. Bệnh thần kinh tự động tim ở bệnh nhân đái tháo đường: Là biến chứng mãn tính của bệnh đái tháo đường, thường có ở bệnh nhân có thần kinh ngoại biên và được nhận biết có sự giảm nhịp tim khi thay đổi nhịp thở hoặc nhịp tim khi đứng..

Trích nguồn từ Tạp chí Thuốc & Sức khỏe

Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2018

Cần tích cực phòng chống bệnh tay chân miệng để tránh lây lan

Bệnh tay chân miệng đang có xu hướng tăng mạnh ở nước ta, bệnh lây qua đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ, có khả năng gây ra dịch lớn và gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.

Nguyên nhân gây bệnh: DO virus Enterovirus (nhóm virus đường ruột) gây ra, thường gặp nhất là chủng Coxsackie A16. Trong những năm gần đây xuất hiện dịch chân tay miệng do Enterovirus typ 71 (EV71) có độc tính cao gây nên, Enterovirus typ 71 gây nên các biến chứng nặng và có thể tử vong. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng trội lên vào tháng 3 - 5, 9 - 12

Đường lây bệnh tay chân miệng: Bệnh lây qua đường tiêu hóa, qua dụng cụ đồ chơi, dụng cụ ăn uống bị nhiễm virus gây bệnh tay chân miệng. Virus gây bệnh đào thải qua phân, từ phân virus ra ngoài môi trường bên ngoài và lây lan theo con đường thức ăn, nước uống và đồ chơi...

Trẻ em vẫn có thể bị mắc bệnh tay chân miệng sau khi vừa điều trị bệnh xong với các chủng virus khác với chủng virus lần trước

Nhận biết bệnh tay chân miệng: Biểu hiện là sốt nhẹ 38 - 38,5oC, có trường hợp sốt cao hơn kèm đau họng, sổ mũi, tương tự như viêm đường hô hấp trên...Biểu hiện này chỉ diễn ra trong 2 - 3 ngày rồi chuyển qua giai đoạn toàn phát, xuất hiện các mụn nước ở niêm mạc miệng ở mặt trong má, lợi, lưỡi. các mụn nước nhanh chóng vỡ ra tạo thành vết loét gây đau khi ăn, uống và nuốt nước bọt. Các mụn nước có thể xuất hiện ở lòng bàn tay, chân, đầu gối, mông trẻ em.
Cần lưu ý là bệnh tay chân miệng có loại biểu hiện không điển hình như bong nước rất ít, xen kẽ với nốt hồng ban, bệnh rất dễ nhầm sang bệnh thủy đậu, viêm da có mủ, nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu, sốt xuất huyết, sốt phát ban, dị ứng da hay loét miệng do virus Herpes.

Biến chứng do bệnh tay chân miệng: Viêm màng não - não (gây liệt ), viêm cơ tim cấp, viêm phổi, phù phổi và có thể gây tử vong.

Nguyên tắc điều trị: Cần đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế, các bệnh viện, tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm, không tự ý mua thuốc để điều trị tại nhà.

Nguyên tắc phòng bệnh chân tay miệng: Mặc dù có khả năng gây ra thành dịch và các biến chứng nguy hiểm nhưng chưa có thuốc điều trị và vắc xin phòng bệnh hữu hiệu. Vì vây, các biện pháp chung vẫn là hết sức cẩn thận. Khi xác định được trẻ bị bệnh cần cách ly trẻ cho đến khi khỏi bệnh, hàng ngày rửa tay cho trẻ bằng xà phòng, nhất là khi cho trẻ đi vệ sinh. Cần rửa sạch các dụng cụ và đồ chơi, khử trùng bằng cloramine B 5%.

Chăm sóc trẻ mắc bệnh chân tay miệng: Thức ăn cho trẻ bị tay chân miệng nên phải là thức ăn thật mềm và nhuyễn, đủ chất và không nóng...


Thứ Năm, 8 tháng 11, 2018

Chế độ ăn uống thích hợp cho mùa Đông.

Mùa đông, thời tiết lạnh giá, chúng ta cần phải điều chỉnh chế độ ăn uống thường ngày để duy trì đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, nâng cao sức chịu rét để vượt quan màu Đông một cách tốt nhất.
Về mặt dinh dưỡng, chúng ta cần " Bổ sung năng lượng" đáp ứng thỏa đáng nhu cầu năng lượng của cơ thể bằng các thức ăn giàu chất mỡ, đạm, bột, nhưng cũng đề phòng khi ăn nhiều mỡ ở người già
Mùa Đông, các loại rau xanh đều hiếm nên cơ thể rất dễ thiếu hụt viatamine phát sinh bệnh loét khoang miệng, lợi răng chảy máu sưng đau, đại tiện bí... là do thiếu hụt vitamine A, B, C. Cho nên khi rau xanh thiếu thì cần ăn thêm khoai lang, khoai tây, cải trắng, cải dầu...

Một chế độ ăn hợp lý, cân bằng sẽ tốt cho sức khỏe và tránh lây các mầm bệnh vào mùa Đông, chúng ta có thể dùng các thực phẩm dưới đây.
  1. Họ Cam chanh: Cam, Chanh, Bưởi, Quýt chứa nhiều dưỡng chất bảo vệ như vitamine C, giúp chống cảm cúm, cảm lạnh hiệu quả, giúp liên kiết và duy trì sự khỏe mạnh của các tế bào, chống chọi lại virut, vi khuẩn xâm nhập. Bioflavonid là nhóm chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ tế bào không bị tổn thương. Một lợi ích khác là trong các loại quả  này có chứa rất ít Calori giúp tránh được tình trạng thừa cân.
  2. Nho đen: Có khoảng 2000mg vitamine C trong 100g nho đen. Việc nhận đủ vitamine C là điều vô cùng quan trọng vì nó ngăn chặn lây nhiễm cảm cúm và duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh.
  3. Họ bầu bí: Bí ngọt, bí đỏ, bí ngô, bí bao tử là nguồn thực phẩm giàu bata - caroten một chất chống oxy hóa mạnh nhất cho mùa Đông. Beta - caroten là 1 dạng tiền vitamine A, một vũ khí lợi hại để chống bệnh tật.
  4. Cải xoong và cải đắng: Ngoài khả năng chống chọi lại ung thư tốt, còn chống virut rất hiệu quả. Đặc biệt, cải có khả năng làm dịu xung huyết phổi, sổ mũi, ho. Cả 2 loại cải trên đều giàu vitamin C, chất xơ và folat, thành phần tăng cường chất chống sinh ung thư glucosinolat.
  5. Thực phẩm màu đỏ: Cà rốt, cà chua, đu đủ, ớt... cho nhiều lợi ích về sức khỏe vì có nhiều vitamine A, Caroten. Một chất tăng cường sức đề kháng cơ thể.
  6. Hạt điều: Là thực phẩm có chứa nhiều kẽm, selen, sắt, chất tăng cường hệ miễn dịch. Hạt điều cũng chứa nhiều protein, chất béo nhưng là chất béo bão hòa có lợi cho sức khỏe
  7. Tỏi: Không chỉ đơn thuần là gia vị mà tỏi còn là chất kháng khuẩn và virut rất tốt, nhất là chống nhiễm trùng phổi. Tỏi hiệu quả nhất khi ăn sống, có tác dụng ngừa ung thư.
  8. Gừng: Là loại củ có chứa rât snhieeuf chất chống virut, chống ho (trà gừng)
  9. Nấm: Nhiều nghiên cứu cho thấy Nấm hỗ trợ rất hiệu quả cho hệ miễn dịch, hơn nữa trong nấm có 90% là nước nên giúp cơ thể tránh được hiện tượng da khô và giảm cân (do no lâu).
  10. Mật ong: Các nghiên cứu cho thấy ăn 30 - 60g mật ong mỗi ngày thì chống lại bệnh tật tăng lên 3 - 4 lần giúp cơ thể hồi phục nhanh nhờ glucose, fructose tự nhiên
  11. Trà: Trà có nhiều lợi ích cho sức khỏe, từ ngăn ngừa ung thư đến hạn chế tăng cân, nâng cao khả năng miễn dịch.
  12. Thực phẩm chứa vi sinh: sữa chua, loại bánh làm từ đậu tương lên men lên men trộn nước (tempeh). Thực phẩm chứa vi sinh luôn kích thích các vi khuẩn có lợi trong đường ruột tấn công lại các mầm bệnh.
  13. Cá: Rất giàu kẽm, acide béo omega - 3. Kẽm có tác dụng kích thích sản sinh ra bạch cầu, giúp chống khuẩn hiệu quả. Omega3 giúp cho da bớt khô và nứt nẻ, giúp ngăn ngừa trì trệ, mệt mỏi.
  14. Súp, cháo thịt gà: Ăn các thực phẩm dạng lỏng giúp cơ thể tránh được tình trạng khử nước, giúp thông mũi, tăng tiết mồ hôi. Trong thịt gà rất nhiều selen, vitamine E giúp tăng cường hệ miễn dịch.
  15. Con hàu: Rất giàu kẽm, một vi chất thiết yếu đối với cơ thể trong việc chống viêm nhiễm, giúp lành vết thương nhanh hơn và tăng sự ham muốn của cơ thể.
Tạp chí Thuốc & Sức khỏe.


Thứ Hai, 5 tháng 11, 2018

Chất xơ thực phẩm & sức khỏe ( nên ăn chất xơ như thế nào cho đúng & Những lưu ý)

Tùy theo cơ địa mỗi người mà tiêu thụ lượng chất xơ cho đủ. Theo Tổ chức lương thực quốc tế FAO thì 1 người cần từ 25 - 30g chất xơ mỗi ngày. Trong đó, nam giới cần nhiều hơn từ 30 - 40g chất xơ, phụ nữ cần 25 - 30g chất xơ, phụ nữ mang thai cần 25 - 30g chất xơ. Sau tuổi 50 tỉ lệ giảm đi như sau: nam giới cần 30g chất xơ mỗi ngày, 20g dành cho nữ. Trẻ em từ 4 - 8 tuổi cần 15 - 20g chất xơ, trẻ bé hơn thì cần 10 - 15g mỗi ngày.

Thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao: Các loại rau xanh, giá đậu, các loại hạt, gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt, khoai lang, bí đỏ, cà rốt, chuối, cam, quýt, bưởi, lê, táo, bơ, mận... 
Một quả chuối hoặc cam có chứa trung bình 3,1g chất xơ, 1 củ khoai lang có chứa 4g chất xơ...

Những điều cần lưu ý: Việc tiêu thụ quá nhiều chất xơ cũng gây ra những bất lợi cho cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe như: đầy bụng, sình bụng, đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón, thậm chí có nguy cơ bị tắc ruột nếu quá nhiều chất xơ được tiêu thụ mà không đủ chất lỏng.
Đặc biệt ở những người bị viêm loét dạ dày, viêm ruột, liệt ruột hoặc mới phẫu thuật đường tiêu hóa thì nên hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa nhiều chất xơ, nhất là chất xơ không hòa tan.

Ăn nhiều chất xơ cũng làm giảm hấp thu các chất dinh dưỡng như canxi, magie, kẽm, sắt...

Khi dùng thực phẩm nhiều chất xơ thì nên nhai chậm, nhai kỹ và uống đủ nước, đồng thời phải tăng số lượng từ từ để cho ruột kịp thích nghi.

Theo Dược sĩ Huỳnh Trà Kiệu


Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2018

Chất xơ thực phẩm & sức khỏe ( Phân loại và tác dụng của chất xơ)

Chất xơ là thành phần cấu tạo chủ yếu trong tế bào thực vật, 1 ít ở động vật. Ngày nay, việc tăng cường các thực phẩm chứa nhiều chất xơ là rất cần thiết, có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, chất xơ cũng có nhiều loại, tùy vào cơ địa mà việc tiêu thụ chất xơ cho hợp lý để không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Phân loại chất xơ: Chất xơ thực phẩm được chia làm 2 loại:

  1. Chất xơ hòa tan: Bao gồm các chuỗi phân tử đường đơn, ngắn, khi gặp nước nó hấp thu và phân tán thành 1 dạng chất nhầy (gel) như trong lá mùng tơi, rau đay, thạch, rau câu...
  2. Chất xơ không hòa tan: Là thành phần chính cấu tạo nên vách tế bào thực vật, có trong các loại rau, quả, vỏ hạt...Nó là chuỗi phân tử đường khá dài và liên kết chặt chẽ, nên không thể hòa tan trong nước. Khi ăn, các chất xơ không hòa tan sẽ di chuyển qua đường tiêu hóa mà không bị phân hủy hay hấp thu.
Tác dụng của chất xơ: Hầu hết các loại rau, quả, hạt...mà chúng ta ăn đều chứa 2 loại chất xơ trên. Mặc dù khi ta ăn các chất xơ không trực tiếp cung cấp năng lượng và dưỡng chất nhưng chúng thực hiện nhiều chức năng quan trọng khác.

Khi ở trong đường tiêu hóa, 2 loại chất xơ đều có tính hút nước và giữ nước, làm tăng khối lượng phân và làm mềm cho phân. Do đó, chất xơ có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, chống táo bón...

Chất xơ cũng có tác dụng như chất độn, giúp no lâu. Chất xơ là các Carbonhydrat phức tạp, khó phân hủy thành đường đơn, ít sinh năng lượng nên giúp giảm cân, chống béo phì, không làm tăng đường huyết đột ngột, nên rất có lợi cho các bệnh nhân tiểu đường.

Chất xơ còn có tác dụng tăng đào thải các chất cặn bã và độc tố, làm giảm cholesterol,  ngừa xơ vữa động mạch...
Các chất xơ hòa tan như inulin, fructo-oligosaccharides (FOS), beta-glucan, pectin...phân tán được trong nước khi đến ruột già sẽ trở thành thức ăn cho nhiều loại vi khuẩn có lợi sống trong đường ruột.
Trẻ ở lứa tuổi ăn dặm nên cung cấp chất xơ từ nhiều nguồn rau cho trẻ giúp cân bằng vi khuẩn trong ruột, nâng cao khả năng miễn dịch và sức khỏe

Nhiều nghiên cứu khoa học gần đây còn phát hiện nhiều cơ chế tác dụng rất đặc biệt của các chất xơ hòa tan: Khi ăn vào, các chất xơ hòa tan sẽ được vi khuẩn đường ruột tạo phản ứng lên men, biến thành các acide baoe chuỗi ngắn, có tác dụng tăng cường chất nhầy bảo vệ đường ruột, tăng nhu động ruột, chống táo bón. Do đó, có tác dụng bảo vệ cơ thể chống hội chứng chuyển hóa như kháng insulin, tăng huyết áp, tăng đường huyết, tăng cân, béo phì, kháng viêm (viêm khớp, viêm ruột, viêm các tiểu thần kinh đệm, làm tăng sinh tế bào miễn dịch, có tác dụng bảo vệ cơ thể phòng chống ung thư nhất là ung thư trực tràng...
Dược sĩ: Huỳnh Trà Kiệu

Hiệu thuốc Đông y Châu Thái Bảo

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là 1 rối loạn kinh niên trong đó ruột non và ruột già không hoạt động bình thường. Tên gọi khá...

Hiệu thuốc Đông y Châu Thái Bảo